Nghe Online
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nguyên Tiêu-ngày tết cổ truyền của hai nước Trung-Việt chúng ta .
Ở Trung Quốc , Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên và Tết hoa đăng . Mọi người vui Tết Nguyên Tiêu đưa hoạt động mừng Tết xuân bắt đầu từ đêm giao thừa lên một cao trào mới . Đêm Nguyên Tiêu , đâu đâu cũng chăng đèn kết hoa . Thưởng ngoạn hoa đăng , giải câu đố và ăn bánh trôi đã trở thành những phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác ở Trung Quốc .
Tết Nguyên Tiêu bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Hán Vũ Đế . Theo sử sách , sau khi Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết , Lã Hậu và thế lực dòng tộc họ Lã nắm quyền nhà nước . Sau khi Lã Hậu chết , những đại thần như Chu Bột , Trần Bình v v... tiêu diệt thế lực dòng họ Lã , ủng hộ Lưu Hoàn lên ngai vàng trở thành Hán Văn Đế . Vì hành động tiêu diệt thế lực dòng họ Lã đúng vào ngày rằm tháng giêng , cho nên về sau cứ đến đêm rằm tháng giêng hàng năm , Hán Văn Đế đều vi hành ra khỏi hoàng cung , chung vui với nhân dân để kỷ niệm sự kiện này , và xác định ngày rằm tháng giêng là Tết Nguyên Tiêu .
Theo truyền thống trong dân gian Trung Quốc , vào đêm Nguyên Tiêu ánh trăng sáng ngần , mọi người thắp đèn lồng , ra ngoài cửa ngắm trăng , đốt pháo hoa , giải câu đố , ăn bánh trôi , gia đình đoàn tụ .
Trong dịp Tết Nguyên Tiêu , phong tục thưởng ngoạn hoa đăng bắt đầu từ thời kỳ Minh Đế Đông Hán . Lúc đó , Minh Đế đề cao Phật giáo , nghe nói Phật giáo có tập quán sư sãi đi chiêm ngưỡng xá lị Phật và thắp đèn cúng Phật vào ngày rằm tháng giêng , bèn hạ lệnh Hoàng Cung và các chuà chiền phải thắp đèn cúng Phật vào đêm rằm tháng giêng , từ quan văn võ đại thần đến dân thường đều phải treo đèn lồng . Sau đó , ngày tết lễ Phật dần dần trở thành ngày tết lớn trong dân gian . Từ đó cho thấy , sự phát triển của Tết Nguyên Tiêu đã trải qua quá trình từ cung đình đến dân gian , từ Trung Nguyên đến cả nước .
1 2 3
|