Sau đó , vua Lý Thế Dân ra lệnh thợ vẽ hãy vẽ hình tượng oai nghiêm của hai tướng quân rồi dán trên cửa , gọi là " Thần cửa " . Về sau , hình thức này đã lưu truyền dần trong dân gian và xuất hiện nhiều loại tranh dán trên cửa với nội dung khác nhau , đó tức là tiền thân của Tranh Tết .
Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 , Tranh Tết đã phát triển đến đỉnh cao , hình thành mô thức cố định về quá trình làm Tranh Tết khắc gỗ , tức gồm các khâu : vẽ bản thảo , móc dây , khắc gỗ , chế bản , in ấn và bồi tranh. Tranh Tết cũng xuất hiện nhiều đề tài , ví dụ như : riêng Tranh Tết Thần Cửa được chia ra nhiều loại rất kỹ , trong đó có tranh dán cổng , tranh dán cửa và tranh dán cổng sân sau , tranh Thần Tượng thì có thần táo canh bếp , thần gác kho , thậm chí còn có thần trâu ngựa dán trên cửa ra vào chuồng trâu ngựa .
Tranh " Trung Đường " thì dán trên tường phòng tiếp khách , tranh " Nguyệt quang tức ánh trăng " dán xung quanh cửa sổ , tranh " Đấu Phương " dán trên hòm tủ hoặc dán lên Thăng và Đẩu ?dùng để đong thóc gạo ?, nói chung tranh gì dán ở đâu đều có quy định và rất cầu kỳ . Đề tài sáng tác của Tranh Tết hết sức đa dạng , ví dụ như câu truyện lịch sử , truyền thuyết thần thoại , thành ngữ , tục ngữ , non nước hoa cỏ chim muông v.v đều đưa vào tranh Tết .
Bên cạnh đó , TQ đã xuất hiện " cơ sở sản xuất Tranh Tết khắc gỗ trong dân gian " , trong đó có Dương Liễu Thanh Thiên Tân ở miền Bắc , Dương Gia Phụ huyện Duy tỉnh Sơn Đông miền Đông , Đào Hoa Ụ Tô Châu ở miền Nam , Chu Tiên Trấn tỉnh Hà Nam ở miền Trung , Tranh Tết khắc gỗ do các cơ sở sản xuất nói trên sản xuất đều đậm đà mầu sắc khu vực , thí dụ như: Tranh Tết Dương Liễu Thanh làm rất tinh tế , Tranh Tết Đào Hoa Ụ trông rất lộng lẫy , Tranh Tết Dương Gia Phụ phóng khoáng , chất phác , Tranh Tết Chu Tiên Trấn tô mầu sẫm , đậm đà hơi thở miền quê .
Song song với sự tiến lên của thời đại , những nội dung mê tín được hình thành hồi ban đầu trong Tranh Tết đã dần dần bị sa thải , kể từ giữa thế kỷ 20 đến nay , các nhà nghệ thuật Tranh Tết TQ đã sáng tạo hình thức Tranh Tết mới , với mục đích là thể hiện cuộc sống hiện thực và truyền bá tri thức .
Hiện nay , kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng trong việc in ấn Tranh Tết của TQ , nhờ đó đã mang lại số lượng in ấn và phát hành rất lớn . Có thể nói , tính đến nay , số lượng phát hành của bất cứ loại tranh nào đều chưa thể sánh kịp khối lượng phát hành của Tranh Tết . Hơn nữa tính thực dụng của Tranh Tết đang không ngừng được mở rộng , được in thành lịch treo , thẻ kẹp sách v.v .
Do Tranh Tết đậm đà mầu sắc lãng mạn của người dân TQ , cho nên ngày càng nhận được sự yêu thích của nhân dân Thế giới , Tranh Tết khắc gỗ do các vùng nói trên sản xuất đã bán đi các nơi trên thế giới với số lượng trên hàng chục triệu bức . 1 2
|