Người dân TQ có tập tục đón mừng Tết Xuân tức tết Nguyên Đán , nhân dịp Tết hàng năm , trong dân gian TQ , người ta thường hay dán Tranh Tết với ngụ ý cầu chúc năm mới mang lại những điều tốt lành và hạnh phúc lên cửa hoặc dán ở giữa phòng tiếp khách , do loại tranh này chỉ dùng trong thời gian đón mừng tết , và dán suốt cả một năm , mãi cho đến cuối năm mới thay tranh mới nhân dịp chào mừng năm mới , cho nên loại tranh này được gọi là Tranh Tết .
Tranh Tết mầu sắc tươi tắn ,sôi nổi , với chủ đề là điềm lành , khoan khoái vui tươi , tốt đẹp , Tranh Tết gồm những đặc điểm đậm đà bầu không khí tết , mang tính chất trang sức và rất thú vị , thể hiện nguyện vọng chủ quan của người ta một cách thẳng thắn . Loại hình Tranh Tết khá phổ biến gồm có tranh chúc thọ như :" Thọ tinh đồ " , " Tùng hạc diên niên " , tranh cầu chúc được mùa " Xuân ngưu đồ " , " Ngũ cốc phong đăng " , tranh tượng trưng cho hạnh phúc có " Ngũ phúc lâm môn " , tranh này được thể hiện ngụ ý bằng 5 con dơi ?con dơi trong Hán Ngữ đồng âm với chữ phúc ?, ngoài ra , tranh các cháu béo mập bế cá trắm là một trong những Tranh Tết được người TQ ưa thích nhất , bởi vì chữ Cá phiên âm tiếng Hán đồng âm với dư thừa , với ngụ ý là " năm nào cũng dư thừa " .
Tranh Tết TQ có lịch sử lâu đời , có từ Đời Hán cách đây hơn 2000 năm . Theo ghi chép của sử sách , ngày xửa ngày xưa , có hai anh em với tên gọi là Thần Đồ , Úc Lũy , chuyên trách giám sát hành động của ma quỷ , nếu như phát hiện ma quỷ tác oai tác quái , thì trói buộc chúng lại để nuôi hổ . Với mục đích khử tà , người ta vẽ hình của Thần Đồ và Úc Lũy lên cửa nhằm chấn áp ma quỷ . đến đời Đường thế kỷ thứ 7 , vua Đời Đường Lý Thế Dân thường hay nằm mơ dữ , thường nghe thấy tiếng kêu của ma quỷ , phát sợ đến không ngủ được , hai đại tướng của vua là Tần Thục Bảo và Úy Trì Cung túc trực thâu đêm ,vua Lý Thế Dân mới có thể yên giấc .
1 2
|