Việc Rước đuốc Lửa thiêng được bắt đầu từ năm nào?
Việc Rước đuốc Lửa thiêng đã được bắt đầu từ Thế Vận Hội Béc-lin năm 1936.
Ngay từ Thế Vận Hội thời Cổ đại, rước đuốc chạy thi là một môn thể thao không thể thiếu được trong Nghi lễ Cúng tế của người Hy Lạp. Năm 1934, Hội nghị A-ten của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế quyết định, khôi phục Nghi lễ Rước đuốc Lửa thiêng của Thế Vận Hội Cổ đại. Sau đó, từ khi khai mạc đến khi bế mạc của mỗi lần Thế Vận Hội, tại sân vận động chính của thành phố đăng cai đều sẽ đốt Lửa thiêng Ô-lim-pích. Hội nghị A-ten còn quy định, Lửa giống Thế Vận Hội phải đến từ làng Ô-lim-pi-a – di chỉ của Thế Vận Hội Hy Lạp Cổ đại, và được truyền từ làng Ô-lim-pi-a đến nước đăng cai với hình thức tiếp sức, nhằm tượng trưng sự thừa kế của Thế Vận Hội Hiện đại đối với tinh thần của Thế vận Hội Hy Lạp Cổ đại.
Ngày 20 tháng 7 năm 1936, làng Ô-lim-pi-a đã tổ chức Nghi lễ châm đuốc trọng thể, 12 thiếu nữ mặc bộ đồ dân tộc Hy Lạp đã châm bó đuốc đầu tiên trong tiếng nhạc và bắt đầu hoạt động rước đuốc tiếp sức mỗi người chạy 1 ki-lô-mét. Lửa đuốc bắt đầu truyền từ Hy Lạp, tổng hành trình là 3075 ki-lô-mét, khi tới lễ khai mạc tại sân vận động Béc-lin là ngày 1-8, biểu tượng cho việc truyền bá tư tưởng Thế Vận Hội Cổ đại. Bắt đầu từ Thế Vận Hội lần này, hoạt động rước đuốc tiếp sức đã trở thành tập tục truyền thống của mỗi lần Thế Vận Hội trước lễ khai mạc và trên lễ khai mạc. 1 2
|