Thứ 3 là biết được triệu chứng của căn bệnh. Có nhiều loại bệnh trước khi phát bệnh đều có những triệu chứng nhỏ. Sau khi vào đông, các cụ già phải đặc biệt chú ý những thay đổi của cơ thể như đau đầu, buồn nôn, chân tay hoạt động không được linh họat,v,v, đều có thể là những triệu chứng trước khi phát bệnh tim mạch.
Những người có bệnh tim mạch nên thường xuyên mang theo người thuốc trợ tim, một khi có những triệu chứng trên hay cảm thấy khó chịu phải kịp thời đến bệnh viện khám bệnh. Ngoài ra, khi đêm khuya sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, đối với những người sức khỏe không được tốt, có bệnh phải chú ý chăm sóc, quan sát, nhịp thở có bình thường hay không, sẽ có lợi cho việc kịp thời áp dụng biện pháp chữa trị.
Thứ tư là nên vận động một cách thích hợp. Sáng sớm, sau khi tỉnh dậy nên nằm nghỉ 5 phút rồi mới dậy hoạt động, bởi vì sáng sớm là lúc mạch máu trong cơ thể ứng biến kém nhất, đột nhiên hoạt động dễ dẫn đến các chứng bệnh mạch máu não, thậm chị là chảy máu não, trúng gió v,v. Những người có bệnh tim mạch nên tích cực rèn luyện thân thể, tinh thần luôn lạc quan, không nên xúc động hoặc nóng nẩy. Người già tốt nhất là tập Thái cực quyền, tập thể dục và đi bách bộ, không nên lựa chọn những họat động mạnh như trèo núi, chạy, đánh bóng,v,v.
Không nên tùy tiện dùng thuốc bổ. Mùa đông là mùa tẩm bổ và dưỡng sinh tốt nhất, nhưng những người bị bệnh tim mạch thì lúc này không nên tùy tiện tẩm bổ, nên căn cứ theo ý kiến của bác sĩ, áp dụng phương pháp chữa bệnh là chính, dưỡng sinh là phụ. Hàng ngày nên ăn uống thanh đạm, bảo đảm sự cân bằng giữa thức ăn và dinh dưỡng. Nên ăn nhiều những thức ăn có chất vitaminvà chất khoáng như những thức ăn làm bằng đỗ, hoa quả, sữa, thịt nạc, tránh không nên ăn cay và nhiều mỡ. 1 2
|