Với ưu thế địa lý núi sông liên một dải với ba nước Việt Nam, Mi-an-ma và Lao, tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã đưa 10 nước A-xê-an trở thành đối tác hợp tác kinh tế-thương mại lớn nhất của mình.
Theo thống kê của Hải quan Côn Minh, trong 11 tháng đầu năm 2004 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Vân Nam với các nước A-xê-an đạt tới 1,1 tỷ USD. Tỉnh Vân Nam có tới 126 dự án ngoại thương với các nước A-xê-an, chiếm trên 80 o/o thị phần bao thầu công trình và hợp tác lao động quốc tế của tỉnh Vân Nam. Các nước A-xê-an cả thảy đầu tư vào 381 dự án tại Vân Nam với kim ngạch hợp đồng 474 triệu USD, việc này nói lên các nước A-xê-an đã trở thành nguồn thu hút đầu tư chủ yếu của Vân Nam. Trong hợp tác kinh tế-thương mại với A-xê-an, sự hợp tác giữa Vân Nam với Việt Nam phát triển nhanh nhất. Kim ngạch buôn bán hai chiều trong 11 tháng đầu năm nay vượt quá 300 triệu USD, trong khi đó năm 1998 chỉ có 54 triệu USD, và năm ngoái đạt 215 triệu USD.
Vân Nam và Việt Nam có đường biên giới chung 1353 km, hiện đã mở 8 cửa khẩu cấp quốc gia và tỉnh, hơn 100 điểm qua lại thuận tiện cho nhân dân vùng biên giới hai nước. Trong đó các cửa khẩu Thiên Bảo, Hà Khẩu, Kim Thủy là cửa khẩu cấp một nhà nước.
Vùng biên giới Trung-Việt đang trở thành kênh liên kết gắn bó giữa Trung Quốc với A-xê-an. Khi dịch cúm gia cầm hoành hành trong tháng 2-4 năm nay, cơ quan y tế và kiểm dịch hai nước đã hợp tác gắn bó, thông báo cho nhau tình hình dịch bệnh, giao lưu cách thức phòng chống làm cho hơn một nghìn km đường biên giới không xuất hiện tình hình lây nhiễm qua lại.
Để thích ứng với sự giao lưu lớn hơn, Việt Nam và Vân Nam còn mở các hợp học tiếng TQ và tiếng Việt Nam tại mấy trường đại học ở Côn Minh và Hà Nội, hiện nay hai bên có vài trăm sinh viên đang theo học. Do thực hiện xe cộ hai bên qua lại tự do tại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam, theo thống kê của cơ quan biên phòng mỗi ngày có hơn 20 nghìn thương gia và du khách quan lại vùng biên giới hai nước Trung-Việt.
1 2
|