Tấn Từ được xây vào thế kỷ 11 công nguyên, trong lịch sử từng nhiều lần xây sửa và mở rộng thêm, Tấn Từ ngày nay đã trở thành một cụm kiến trúc đền miếu, có điện đường lầu các, đình đài cầu xưởng, mỗi bước ta đi là một câu truyện kể hoặc một truyền thuyết. Ông Ninh Khời Văn du khách đến từ Bắc Kinh đã bình phẩm Tấn Từ như sau:
"Trong Tấn Từ có khá nhiều văn vật. Tuy khuôn viên tương đối hẹp, mới bước vào cửa đã nhìn thấy tường sau, nhưng nó là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Sơn Tây, ở đây có khá nhiều kiến trúc và văn vật cổ, có văn hóa lịch sử và phong cảnh nước non thiên nhiên rất có giá trị tham quan".
"Nan Lão Tuyền" là nơi linh thiêng nhất trong Tấn Từ. Nói về gốc tích của nó, có một truyện kể mà cho đến nay tôi vẫn không thể nào quên được: Ngày xưa, có một cô gái họ Liễu gả sang thôn Cổ Đường - nơi sở tại của Tấn Từ. Bà mẹ chồng ngày nào cũng bảo nàng đi gánh nước, vì giếng nước ở cách xa nhà nên mỗi ngày chỉ gánh được có một gánh. Mẹ chồng có một cái tật rất quái gở là bà chỉ uống nước trong cái thùng phía trước. Một hôm, khi nàng gánh nước đến nửa đường thì gặp một ông già đang dắt ngựa đi qua, ông già đến xin nàng nước để ngựa uống. Nhìn ông già bám bụi đường trường, nàng chẳng chút do dự đưa ngay một thùng nước phía sau cho ngựa uống. Nhưng có lẽ vì ngựa quá khát nên cả hai thùng nước đều uống sạch. Nàng thấy vậy chẳng biết tính sao, muốn quay trở lại gánh nước thì trời đã gần tối, nếu quẩy đôi thùng không về nhà thì chắc chắn sẽ bị mẹ chồng mắng. Trong lúc nàng đang khó xử thì ông già đưa cho nàng chiếc roi ngựa, và dặn nàng đem về đặt vào trong chum thì nước sẽ tự nhiên chảy ra. Nàng nửa tin nửa ngờ trở về nhà đặt roi vào trong chum thì quả nhiên đúng như vậy. Nên từ đó về sau nàng không phải đi gánh nước nữa. Sau khi bà mẹ chồng biết được việc này. Một hôm, bà bảo con dâu về thăm nhà ngoại, sau đó bà dùng roi ngựa khoắng bừa trong chum nước. Nước trong chum ào ào trào ra không ngớt. Bà thấy vậy vô cùng hoảng hốt vội sai người đi gọi con dâu. Nàng dâu chạy một mạch về nhà chồng rồi ngồi lên miệng chum. Từ đó, nước không ngớt từ miệng chùm từ từ tràn ra cho mãi tới ngày nay. Đó chính là "Nan Lão Tuyền".
Truyện kể thực hay giả ta chưa cần nói, nhưng dòng nước trong xanh của "Nan Lão Tuyền" cho mãi đến nay vẫn ào ào tuôn chảy và mang đậm bầu không khí huyền bí.
Là một thành phố nội địa, Thái Nguyên là một thành phố rất may mắn, dòng sông Phần Hà - một nhánh lớn của sông Hoàng Hà chảy xuyên qua thành phố, khác nào một động mách lớn cung cấp nước dùng trong sinh hoạt và công nghiệp của thành phố. Công viên Phần Hà ngay bên bờ sông là một nơi vui chơi nghỉ ngơi lý tưởng. Công viên này dài 6 km, rộng 500 mét, giữa có dòng nước, hai bên là bãi cỏ. Ông Cao Hiểu Thần, nhà ở bên bờ sông Phần Hà giới thiệu rằng:
"Năm 2002, khu phong cảnh công viên Phần Hà được Liên hiệp quốc tặng giải thưởng lớn về công trình môi trường cư dân, nó do chính quyền thành phố Thái Nguyên đầu tư 1 tỷ 200 triệu xây dựng. Toàn bộ đều phủ thảm cỏ và trồng cây. Xây dựng phòng thính nhạc, bể bơi, sân bóng rổ v v, khiến công viên trở thành nơi văn hóa, nghỉ ngơi vui chơi tổng hợp ".
Ông Cao Hiểu Thần là một phóng viên, sau khi tốt nghiệp trường đại học Thái Nguyên, ông ở lại trường và xây dựng gia đình. Ông nói với chúng tôi rằng, các bạn ông ở Bắc Kinh vẫn thường lái xe đến chơi và ở lại đây mấy ngày, bởi lẽ ở đây có khá nhiều điều cuốn hút họ. 1 2
|