Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-09 19:12:53    
Du ngoạn ở hang đá Long Môn

cri

Trong lúc đang say sưa ngắm cảnh ở nơi cửa hang Vạn Phật, thì chúng tôi bỗng nghe tiếng tù và từ phía xa vọng lại, khiến không khí nơi đây bỗng chốc trở nên hết sức nghiêm túc. Chị hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng: Hang đá Long mỗi ngày đều tổ chức buổi biểu diễn Võ Tắc Thiên đi lễ phật. Võ Tắc Thiên là một vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử TQ. Khi bà làm vua vẫn thường đến lễ phật tại hang Long Môn, không khí hết sức rầm rộ. Nhằm tái hiện quang cảnh lúc bấy giờ, hang Long Môn mỗi ngày đều tổ chức một buổi nghi thức lễ phật tại chùa Phụng Tiên.

Chùa Phụng Tiên là một hang động có khí thế bàng bạc và nghệ thuật điêu khắc tinh túy nhất trong hang đá Long Môn. Hang sâu khoảng 40 mét, rộng 36 mét, pho tượng chính là tượng phật Lu Sơ Na. Lu Sơ Na có nghĩa là "Ánh sáng chiếu rọi", phật Lu Sơ Na là hình tượng của phật tổ Thích Ca Mâu Ni khi tu hành viên mãn nhất. Tượng cao 17 mét, đẩu cao 4 mét, hai tai chấm vai dài gần 2 mét, với khuôn mặt của một phụ nữ tôn quý, đầy đặn nhã nhặn, lông mày cong, đôi môi hé nở nụ cười, với cử chỉ dịu dàng khoan thai, phảng phất như chứa đựng một sự uy nghiêm kín đáo thật không gì có thể thay thế.

Điều hết sức kỳ diệu là, ánh mắt của phật Lu Sơ Na từ trên cao nhìn xuống, dù ta đứng ở góc độ nào nhìn lên, thì đều bắt gặp ánh mắt của phật, với khí chất ung dung quý phái, đôi mắt nửa khép nửa hở, đôi môi mỉm cười, như đang mách bảo các chúng sinh đang bận rộn bươn trải trong thế gian này rằng, trước mặt lịch sử, mọi nỗi ưu phiền và sự tranh chấp trên đời này, đều sẽ như nước sông Y Hà trôi đi theo năm tháng, cuồn cuộn chảy về xuôi.

Trong điêu khắc phật giáo, hình tượng phật thường là nam giới, nhưng pho tượng phật chính đặt trong chùa Phụng Tiên lại là hình tượng nữ giới là lẽ làm sao? Có một cách giải thích rất lưu hành rằng, chùa Phụng Tiên được xây vào thời kỳ nữ hoàng Võ Tắc Thiên, do xuất phát từ yêu cầu chính trị, đã khắc họa thành hình tượng phật Lu Sơ Na thành một phụ nữ đứng tuổi. Do đó, phật Lu Sơ Na trên một mức độ nào đó hơi na ná hình tượng của Võ Tắc Thiên, còn các đệ tử, bồ tát và lực sĩ đứng ở hai bên phật Lu Sơ Na, cũng như cách bố cục của chùa Phụng Thiên, thật chẳng khác nào Hoàng Đế đang tuyên triệu văn võ bá quan. Chị hướng dẫn du lịch nói:

"Nhìn chung các tượng phật ở đây, tượng phật Lu Sơ Na được đặt ở nơi cao nhất như ngôi Hoàng Đế, hai đệ tử đứng ở hai bên là quan văn. Các bồ tát với bộ đồ đẹp đẽ chẳng khác nào các tỳ thiếp trong cung đình, còn lực sĩ đứng ở hai bên thì khác nào các võ tướng. Đây quả là một nét sinh hoạt của thời nhà Đường thịnh trị.

Tại TQ, ngoài hang đá Long Môn ra, còn có hang Đôn Hoàng ở tỉnh Cam Túc và hang Vân Cương của tỉnh Sơn Tây, vậy hang Long Môn có đặc điểm gì so với hai hang đá này. Ông Lý Tường Dân viện phó viện nghiên cứu hang đá Long Môn nói, một đặc điểm lớn nhất của hang Long Môn là nó rất tiếp cận với nền văn hóa Trung Nguyên thời bấy giờ.

" Hang đá Đôn Hoàng chủ yếu là truyền từ tây vực sang, lấy bích họa làm chính, đề tài là những câu chuyện kể trong dân gian. Hang đá Vân Cương thì vẫn bảo lưu được một vài phong cách tạc tượng của tây vực. Còn hang Long Môn thì trên cơ bản đã Hán hóa, phong cách của các tượng phật trên cơ bản rất giống người Hán".

Ngoài đặc điểm thủ pháp tạc tượng độc đáo ra, bia đá trong hang Long Môn cũng là nhiều nhất và có giá trị cao nhất, tại đây cả thảy đã phát hiện hơn 2800 bia đá, là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp tuyệt vời nhất của TQ. Ông Lý Tường Dân nói, đến du ngoại hang Long Môn thì không thể cưỡi ngựa xem hoa, mà phải dùng nhãn lực quan sát tỷ mỉ từng hang đá, nghiền ngẫm nhưng câu truyện kể về từng pho tượng phật, thì mới có thể cảm nhận được một cách sâu sắc trước tấm lòng chân thành và nỗi vất vả cực nhọc của những người tạc tượng.


1  2