Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-12-09 19:12:53    
Du ngoạn ở hang đá Long Môn

cri

Nghe Online

Hang đá Long Môn nằm ở ngoại ô phía nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam miền trung TQ, cách thành phố chỉ có 13 km. Tại đây có hai trái núi đối diện nhau, giữa có dòng sông Y Hà chảy qua, hơn 2 nghìn hang đá với hơn 100 nghìn pho tượng phật lớn nhỏ nằm rải rác trên vách núi dọc theo hai bờ sông.

Hang đá Long Môn đứng sau Hang đá Đôn Hoàng của tỉnh Cam Túc và Hang đá Vân Cương của tỉnh Sơn Tây, là một cụm hang đá cỡ lớn nữa do hoàng thất tổ chức đục mở, được bắt đầu xây dựng vào năm 494 công nguyên. Do nguyên nhân chiến tranh và sự thay đổi của các triều đại, việc xây dựng hang đá này đã kéo dài hơn 500 năm trời, mới hình thành di tích hang đá dài 1 km ở hai bên bờ sông Y Hà ngày nay.

Nhưng trong những năm tháng dài dặc này, việc đục mở hang đá được tập trung trong hai thời kỳ, đó là từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 6 công nguyên triều Bắc Ngụy và từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10 triều nhà Đường. Do đó, phong cách nghệ thuật của tượng phật trong hang Long Môn, cũng mang đậm dấu ấn của hai thời đại này. Tại "Tân Dương tam động" một trong những phong cảnh chủ yếu của hang Long Môn, bạn có thể chăm chú thưởng thức sự khác nhau về phong cách tạc tượng của hai triều Bắc Ngụy và nhà Đường.

"Tân Dương tam động" gồm ba hang động tức Trung Động, Nam Động và Bắc Động. Trong đó Trung Động được mở vào thời Bắc Ngụy, còn hai động kia được mở vào thời nhà Đường và các triều đại sau này. "Trung động" cao 9,8 mét, pho tượng phật chính là tượng phật tổ Thích Ca Mâu Ni, mình khoác áo Ca Sa ngồi tọa thiền, nét mặt thanh tú hơi mỉn cười, tay trái buông xuôi ba ngón tay chỉ xuống, còn tay phải dâng cao về phía trước, đây có thể là Phật Tổ đang giảng kinh thuyết pháp. Hai bên có hai đệ tử và hai vị Bồ Tát. Trên nóc hang có khắc tán hoa sen. Chị hướng viên Tống Tịnh nói, thủ pháp tạc tượng trong Trung Đông là nghệ thuật điển hình của thời Bắc Ngụy.

"Thời Bắc Ngụy, người ta đều cho rằng người có thân hình thanh mảnh là đẹp nhất, nên các pho tượng mà chúng ta đã thấy ở đây có khuôn mặt tương đối gầy, cổ cao, thủ pháp điêu khắc nếp áo đều áp dụng phương pháp điêu khắc bằng thẳng tương đối lưu hành trong thời kỳ Bắc Ngụy. Do đó, góc cổ áo mà chúng ta thấy ở đây rất có hình khối".

Tại Nam Động và Bắc Động thì lại có thể thấy rõ đặc điểm nghệ thuật tạc tượng của triều nhà Đường. Trước hết, các pho tượng chính trong hai hang động này đều là tượng A Di Đà Phật được lưu hành trong thời nhà Đường; Thứ đến, các pho tượng phật trong Nam Động và Bắc Động đều có thân hình đẫy đà, đoan trang, điều này rất phù hợp với quan niệm thẩm mỹ coi thân hình béo mập là đẹp của thời nhà Đường.

Chúng ta đã xem qua phong cách tạc tượng thuộc các triều đại khác nhau tron "Tân Dương Tam Động", tiếp theo là một cảnh điểm rất có giá trị thưởng thức, đó là Vạn Phật Động. Ngôi động này được mở vào năm 680 công nguyên, là nét tiêu biểu điển hình của nghệ thuật hang đá triều nhà Đường, và cũng là hang động có nhiều tượng phật nhất trong các hang đá ở Long Môn, trên hai vách đá của động này khắc chi chít hơn 18000 pho tượng phật nhỏ cao 4 xăng ti mét, nghe nói, điều này có ngụ ý là vạn người tin phật, vạn người sẽ thành phật.

Bên ngoài Vạn Phật Động còn có hai pho tượng lực sĩ hộ pháp, điều khác với hình tượng lực sĩ được tạc vào thời Bắc Ngụy mà chúng ta vừa thấy trong Trung Động trước đó là lối khắc cơ bắp của nhân vật thật quá khoa trương, điều này chứng tỏ các thợ đá trước kia đã nắm vững được nguyên lý nghệ thuật giải phẫu. Nhưng điều đáng tiếc là hai pho tượng sư tử đá nằm phủ phục bên hai lực sĩ này, đã bị mất cắp vào những năm 30 của thế kỷ trước. Hiện đang đặt tại Viện bảo tàng Bô stơn và Viện bảo tàng Cam Sát của Mỹ.

1  2