Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-23 14:55:17    
Đàn Cổ TQ

cri

Hình thức diễn tấu của đàn cổ chủ yếu gồm cầm ca và độc tấu. Trong đó cầm ca tức vừa đàn vừa hát là hình thức quan trọng trong âm nhạc đàn cổ, bởi vì thời xưa có rất nhiều người chơi đàn đều có tập quán vừa đàn vừa hát, cầm ca là những thức thanh nhạc làm đệm cho đàn, cũng vì thế, nghệ thuật đàn cổ thường hay gắn liền với thơ ca.

Các thời đại TQ đều lưu truyền những câu truyện làm rung động lòng người xoay quanh đàn, trong đó nổi tiếng nhất là truyện "Cao sơn lưu thủy hữu tri âm". Theo ngi chép của sách cổ, khoảng thế kỷ 6 trước công nguyên, có một người tên là Du Bá Nha, thông thạo âm luật, giỏi chơi đàn. Trong một dịp tình cờ, ông Du Bá Nha gặp ông Chung Tử Kỳ cũng yêu thích nghệ thuật đàn cổ. Ông Du Bá Nha gẩy đàn cho Chung Tử Kỳ nghe và gửi gắm chí lớn của mìnhtrong tiếng đàn, ông Chung Tử Kỳ nghe xong và khen rằng : qua tiếng đàn có thể nghe thấy khí phất cao như núi; sau đó ông Bá Nha thay một bản nhạc khác, để nói lên tấm lòng rộng mở của mình, ông Tử Kỳ lại cho rằng : "tiếng đàn hào phóng như con sông lớn". Ông Du Bá Nha hết sức kinh ngạc, coi Tử Kỳ là tri kỷ. Hai người hẹn nhau sẽ gặp lại trong thời điểm này cùng ngày năm sau đề bàn thảo nghệ thuật đàn. Năm sau, khi ông Du Bá Nha trở lại nơi đây, thì ông Tử Kỳ đã mất, Du Bá Nha rất nỗi thương xót, ông cắt đứt dây đàn và đập nát cây đàn và bày tỏ cả cuộc đời sẽ không chơi đàn nữa. Vì vậy "Cao sơn lưu thủy hữu tri âm " đã trở thành giai mờ.

Hiện nay, đàn cổ được coi là một trong những nhạc cụ đậm đà mầu sắc nhất TQ, ý nghĩa và giá trị của đàn cổ vượt xa rất nhiều so với các nhạc cụ thông thường khác; nội hàm văn hoá của nghệ thuật đàn cổ cũng vượt xa phạm tù âm nhạc, được phổ biến coi là quan niệm thẩm nỹ và giá trị của phần tử trí thức thời cổ TQ.


1  2