Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-23 14:55:17    
Đàn Cổ TQ

cri
Tháng 11 năm 2003 tại trụ sở ở Pa-ri, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc đã công bố đợt hai "kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyề khẩu của nhân loại", trong đó có nghệ thuật đàn cổ của TQ, đây là loại hình nghệ thuật thứ hai được đưa vào danh sách "kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và tryền khầu của nhân loại" tiếp sau Côn Khúc TQ.

Cầm cờ thư họa tức chơi đàn chơi cờ tập thư pháp và hội họa là 4 nghệ thuật mà tầng lớp trí thức thời cổ TQ cần phải học tập và nắm vững, trong đó cầm tức là đần cổ TQ, cờ là cờ vây TQ, thư là thư pháp bút lông truyền thống TQ, họa có nghĩa là tranh thủ mặc TQ. Trong bốn nghệ thuật này, đàn cổ là loại hình nghệ thuật với lịch sử lâu đời nhất.

Về lịch sử của nghệ thuật đàn cổ, đã có sự ghi chép trong Thi Kinh-Tập thơ ca cách đây khoảng 5 thế kỷ trước công nguyên. Chiếc đàn cổ được khai quật trong mộ Tăng Hẩu Ất tỉnh Hồ Bắc miền Trung TQ cách đây đã có hơn 2400 năm lịch sử. Theo ghi chép, đàn cổ sớm nhất có 5 đây, đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, phát triển tới 7 đây và lưu truyền cho đến nay.

Chức năng sớm nhất của đàn cổ là được nhà vua và quý tộc dùng trong các trường hợp cúng bái, lễ hội v.v, sau đó được mở rộng trong dân gian, song cũng chỉ hạn chế trrong tầng lợp trí thức.

1  2