Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-23 11:48:37    
Nên quan tâm đến sức khỏe tâm lý của con cái

cri

Trong cuộc sống có một số cha mẹ cho rằng giáo dục trẻ nên áp dụng 4 biện pháp sau đây:

Một là trừng phạt bằng cách mắng chửi: có một số cha mẹ áp dụng biện pháp mắng chửi để giáo dục con cái, khiến cho tâm lý của con cảm thấy rất nặng nề.

Thứ hai trừng phạt thân thể. Có những người làm cha mẹ thường giáo dục con cái bằng roi vọt, dùng sức mạnh để ép trẻ chịu khuất phục và nhận lỗi.

Thứ ba là cô lập và giảm bớt sở thích. Đối với những trẻ phạm sai lầm, cha mẹ không muốn quan tâm chúng , tiền tiêu vặt hay thời gian chơi đùa của trẻ đều bị cắt giảm.

Thứ tư không bình đẳng. Có một số cha mẹ thường lấy những lỗi lầm của con trẻ để "giam cầm", không cho phép trẻ tự do đi ra khỏi nhà , không cho ăn,v,v.

Những biện pháp trừng phạt này là thể hiện chính sách cường quyền của cha mẹ. Một số biện pháp trừng phạt này có hiệu quả rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với biện pháp kiên nhẫn thuyết phục, nhưng vô hình chung trẻ bị áp chế tình cảm mãnh liệt, không chỉ khó có thể khiến con trẻ nhận thức một cách đúng đắn lỗi lầm và thật lòng khâm phục, mà còn khiến cho con trẻ nẩy sinh oán hận đối với cha mẹ, nẩy sinh sự phản kháng tiêu cực.

Cha mẹ khi quản lý giáo dục con cái, nên chú ý bốn vấn đề sau đây.

Thứ nhất là quyền quyết định nghiêm ngặt: khi trẻ còn nhỏ, sự quản lý giáo dục của cha mẹ đối với trẻ càng lỏng nẻo , khi trẻ lớn lên sẽ càng buông thả, thậm chí khó có thể quản thúc.

Thứ hai là ăn nói phải suy nghĩ, đắn đo.

Thứ ba là quản lý giáo dục nghiêm túc, bình tĩnh.

Thứ tư là cha mẹ phải thống nhất cách giáo dục; Khi cha mẹ giáo dục con cái ý kiến nhất định phải thống nhất, nếu không trẻ sẽ không biết nghe ai, và sẽ lợi dụng bất đồng ý kiến này để bắt bẻ cha mẹ. Tóm lại, cha mẹ phải đồng tâm hiệp lực, tất cả vì con em của chúng ta.

Làm cha mẹ hàng ngày bên con cái, nhưng chúng ta rất khó phân biệt được nỗi buồn của trẻ là chút thóang qua, hay là sự biểu hiện của sự suy sụp tinh thần.

Dấu hiệu đầu tiên là trẻ không còn thấy vui hứng trong khi chơi hoặc không có hứng thu trong một việc gì.

Theo các nhà tâm lý thì trẻ thường nhận ra đâu là nguồn gốc của nỗi lo lắng và buồn phiền. Nhưng các bác sĩ về tâm lý lại phát hiện ra rất muộn sự thật của các chứng trầm cảm này ở trẻ. Khi trẻ cảm thấy buồn trong một giờ hoặc một vài ngày do một nguyên nhân rõ ràng. Điều đó rất dễ hiểu và cũng rất bình thường. Tính khí của trẻ mất thăng bằng, mơ mộng, có thể kết luận là trẻ đang sống thu mình trong thế giới riêng của mình. Nhưng những trẻ nhỏ này lại có thú vui riêng. Ngược lại đối với những trẻ nhỏ bị suy sụp tinh thần thì không cảm thấy một niềm vui nào cả, nhất là chúng không thể nhìn nhận tương lai tươi sáng.

Những điều mà cha mẹ cần làm là những tình huống có nguy cơ làm trẻ trở nên buồn suy tư trong thời gian dài như chuyển nhà, chuyển lớp, chuyển trường,v,v. Trong tất cả những trường hợp này trẻ đều có sự mất mát mà buộc trẻ phải chấp nhận sự thật. Để làm quen với môi trường mới trẻ phải mất một vài ngày, hoặc một vài tuần. Đối với những trẻ yếu đuối cần thận trọng hơn vì trẻ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, bao giờ cũng cần có người bên cạnh. Nếu như trẻ quá căng thẳng, cha mẹ cần kiên nhẫn tôn trọng ý kiến của trẻ và dành nhiều thời gian bên con, để cho trẻ cảm nhận được tầm quan trọng của mình. Cha mẹ cần tham khảo thêm những lời tư vấn của bác sĩ tâm lý trẻ nhỏ để giúp trẻ thổ lộ những phiền muộn trong lòng.

Những dấu hiệu nguy hiểm. Trẻ thường ở trong trạng thái buồn rầu kéo dài ít nhất là hai tháng.

Trẻ không có khả năng lập kế hoạch cho mình. Đánh giá quá thấp bản thân khi cảm thấy mình có lỗi, cảm giác ân hận lan tỏa. Nét mặt âu sầu, ít cười nói. Trẻ đang hoạt bát bỗng trở nên thầm lặng. Luôn cảm thấy mỏi mệt, mất ngủ hoặc ăn không ngon miệng. Không thích chơi đùa với bạn bè. Trong trường hợp bé trai có cảm giác sợ hãi, thậm chí kinh hoàng, trẻ thường hay có hành động ngốc nghếch hoặc nguy hiểm,v,v.


1  2