Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-23 11:48:37    
Nên quan tâm đến sức khỏe tâm lý của con cái

cri
Không chỉ những người làm cha mẹ mong con mình khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi, mà cả xã hội văn minh của chúng ta cũng mong mọi gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, nên chúng ta những người làm cha mẹ, không những chỉ chăm sóc sức khỏe, cho ăn học nên người, mà còn phải chú ý cả đến sức khỏe về tâm lý của con cái.

Thứ nhất là cha mẹ xử sự không khéo, hay tìm những sai trái của trẻ, đối xử với con cái như đối với người lớn, luôn canh cánh trong lòng đối với một số hành vi ngây thơ của trẻ.

Thứ hai là cha mẹ thiếu tính kiềm chế: có cha mẹ trong trường hợp tình cảm bị kích động , thì khả năng tư duy, lý trí hầu như là con số không.

Thứ ba là cha mẹ luôn cho mình là đúng: đem những cái nhìn thiên kiến và hiểu sai ra để nhìn nhận vấn đề. Có cha mẹ lại quá tự tin, trước mặt trẻ nhỏ lại quá kiêu ngạo.

Thứ tư là cha mẹ nói năng quá tuỳ tiện, thiếu lôgíc. Có cha mẹ con cái hỏi một đằng, trả lời một nẻo, có những việc vốn rất rõ ràng nhưng lại làm cho nó thay đổi hoàn toàn.

Căn cứ vào điều tra các vấn đề có liên quan, các nhà tâm lý đã tìm ra 10 câu nói của cha mẹ thường làm tổn thương sâu sắc đối với trẻ. Xin những bậc làm cha mẹ hãy chú ý tránh làm tổn thương đến sức khỏe tâm lý của con cái.

Trẻ trước khi làm việc gì đều xin ý kiến của cha mẹ, do bản thân cha mẹ cũng không hiểu hay do nguyên nhân khác, không kịp thời hướng dẫn chính xác, đợi đến khi trẻ làm sai cha mẹ mới trách mắng trẻ.

Khi trẻ đắc ý đối với những việc mình đã làm tốt, cha mẹ khi khen trẻ thường kèm theo những sự phê bình hoặc những lời không đáng khen, cũng khiến cho trẻ bị tổn thương.

Có người nói, "con cái thường lấy cha mẹ làm gương, muốn cha mẹ đánh giá mình là người như thế nào". Trẻ rất tin tưởng vào cha mẹ, nhưng cha mẹ lại chế giễu sẽ khiến cho trẻ trong lòng không yên.

Có những đứa trẻ khi càn quấy sẽ nói với cha mẹ: "tôi hận cha, cha là người đáng ghét."Phần lớn cha mẹ đều lập tức nói rằng: "con không được hỗn như vậy, vì dù sao cũng là bố của con."Cha mẹ nói như vậy, vô hình chung đã gây cho trẻ sự áp chế. Nếu cha mẹ trả lời quá cứng nhắc, về sau trẻ sẽ không nói thật lòng, mà cứ để bụng.

Cha mẹ khi khen con cũng phải nói thật lòng, không nên quá khen. Thực ra con trẻ cũng biết mình chẳng hơn gì những đứa trẻ khác, nếu cha mẹ quá khen thì chúng sẽ cho rằng cha mẹ nói dối hoặc cha mẹ chỉ khen lấy lệ.

Các chuyên gia đã cảnh báo các bậc cha mẹ, chỉ nên phê bình đối với hành vi của trẻ đã làm, chứ không được phê bình tính cách con người của trẻ. Không nên nói: " con quá lười biếng, làm cho cha mẹ phải thất vọng." Mà nên nói; "các thứ của con để quá lộn xộn , mau đi thu dọn đi."Con cái đương nhiên tin vào lời của cha mẹ, nếu như cha mẹ cho là làm được việc thì ít, mà hỏng việc thì nhiều, chúng sẽ cho rằng mình chẳng làm được việc gì hết, dần dần trở thành người yếu đuối, thiếu tính tự tin.

Cha mẹ thường dùng những lời nói đe dọa để chấn chỉnh những hành vi sai trái của con cái là không đúng, cha mẹ nói dọa nhưng phần lớn đều không thực hiện, lâu ngày con cái sẽ không tin và xa lánh cha mẹ.

Khi trẻ làm được một việc rất đắc ý, thông thường rất sung sướng khoe với cha mẹ, nếu như cha mẹ bận không có thời gian để lắng nghe, thường khiến cho trẻ cảm thấy cụt hứng, cho rằng những việc mình làm là không có giá trị.

Cha mẹ đưa con cái đi chơi, đang bước ra cửa cha mẹ phát hiện con không nghe lời hoặc đã làm một việc gì khiến cho cha mẹ phiền lòng, cha mẹ thường uy hiếp trẻ, khiến cho trẻ trong lòng buồn và không có hứng thú.

Khi trẻ học các môn học ở trường, hay một việc gì đó không được như ý mọi người, thì cha mẹ thường nhấn mạnh người khác để "công kích" trẻ, khiến cho trẻ càng buồn và tự ti.

Làm cha mẹ, nếu bạn không muốn con bạn trở thành người thần kinh suy yếu, vô dụng, thì bạn không nên nói những lời lẽ phi lý, nên phê bình trẻ cho thật khéo, và cũng phải chọn lúc thích hợp, nếu không sẽ dẫn tới hiệu quả ngược lại .

Làm cha mẹ nên lắng nghe những lời nói từ đáy lòng của con trẻ, phải tôn trọng trẻ và phải đặt mình vào địa vị của con, không nên cho rằng mình là cha mẹ thì muốn làm gì thì làm.

1  2