Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-19 10:47:58    
Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức Trung Quốc-di sản thế giới

cri

Khu hồ nước là nơi có linh khí nhất trong Sơn Trang, trong hồ có 8 hòn đảo nhỏ chia cắt hồ thành các khu lớn nhỏ khác nhau, tầng thứ rõ ràng, phân bố hợp lý, nước trong gợn sóng, đậm đà màu sắc của các miền quê gạo trắng nước trong ở miền nam. Phía bắc khu hồ nước là khu đồng bằng, nởi đây quang đãng mênh mông, rừng cây xanh ngắt, đồng cỏ bát ngát xanh mượt một màu. Khu đồi núi có diện tích rộng nhất, chiếm tới 4/5 diện tích Sơn Trang, núi đồi nhấp nhô, khe núi đen xen đậm đà cảnh sắc thiên nhiên.

Phía đông nam Sơn Trang nhiều nước, phía tây bắc nhiều núi là hình ảnh thủ nhỏ của địa mạo tư nhiên ở Trung Quốc. Ở phía đông và phía bắc Sơn Trang là cụm chùa chiền có qui mô hoành tráng. Nổi tiếng nhất là "Ngoại bát miếu" tức 8 chùa là " Phổ Nhân Tự, Phổ Thiện Tự, Phổ Lạc Tự, An Viễn Miếu, Phổ Ninh Tự...Kiến trúc của Ngoại bát miếu chủ yếu lấy phong cách kiến trúc của người Hán làm cơ sở, hấp thu nghệ thuật và đặc trưng kiến trúc của các dân tộc Mông Cổ, Tạng, Uây-ua...tạo ra phong cách xây dựng chùa chiền đa dạng nhưng thống nhất ở Trung Quốc.

Chẳng hạn như miếu Phổ Đà xây dựng năm 1767 có qui mô lớn nhất trong Ngoại bát miến, được phòng theo kiến trúc của cung Pu-ta-la Tây Tạng, được mọi người gọi là Cung Pu-ta-la nhỏ. Hay miếu An Viễn đã phỏng theo kiến trúc của Chùa Gu-ơ-da ở Y Li Tân Cương...Những hình tượng nghệ thuật kiến trúc này không những phản ánh khối đoàn kết dân tộc mà còn đóng vai trò giao lưu văn hoá kiến trúc giữa các dân tộc.

Sau khi Sơn Trang nghỉ mát đưa vào sử dụng năm 47 Khang Hy <1708>, Nhà vua hằng năm đều đến đây lưu trú trong thời gian dài, vừa nghỉ mát vừa xử lý công việc triều chính. Bởi vậy hằng năm đều có rất nhiều những thủ lĩnh của các dân tộc thiểu số và sứ giả nước ngoài đến đây bái kiến nhà vua, dự các hoạt động ngày lễ và do đó đã để lại rất nhiều cổ vật qúi hiếm tại đây.


1  2