Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-11-09 17:31:54    
Dân tộc Bu-y

Xin Hua

Dân tộc Bu-y chủ yếu tập trung cư trú ở hai châu tự trị dân tộc Bu-y và dân tộc Mèo ở miền tây nam tỉnh Quý Châu.

Đồng bào dân tộc Bu-y chủ yếu làm nghề nông nghiệp, có lịch sử trồng lúa nước khá lâu dài. Khu vực sông Hồng Thủy là một trong những khu rừng quan trọng ở Trung Quốc.

Dân tộc Bu-y là thổ dân của mảnh đất miền đông nam vùng Cao nguyên Vân Quý, ngay từ thời đại đồ đá, tổ tiên của dân tộc Bu-y đã sinh sống ở đó. Dân tộc Bu-y có nguồn gốc là dân tộc "Liêu", "Bách Việt" và "Bách Bộc" cổ đại. Vào nhà Đường, họ được gọi là "Tây Nam Man"; vào nhà Tống và nhà Nguyên họ được gọi là "Phan", "Trọng Gia Man"; vào nhà Minh và nhà Thanh, được gọi là "Trọng Man"; sau khi Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, họ được gọi chung là dân tộc Bu-y.

Tiếng Bu-y thuộc nhóm tiếng Thái nhánh tiếng Choang và tiếng Động ngữ hệ Hán-Tạng, không có chữ viết. Thập niên 50 thế kỷ 20, dân tộc Bu-y sáng tác chữ viết tiếng Bu-y, nhưng chữ viết không được phổ biến, hiện nay phần lớn đồng bào dân tộc Bu-y đều dùng chữ Hán.

Công nghệ nhuộm vải bằng sáp từ lâu đã rất nổi tiếng. Từ 12, 13 tuổi, cô gái dân tộc Bu-y đã bắt đầu học công nghệ nhuộm vải bằng sáp. Đầu tiên họ làm cho khối sáp nóng chảy, rồi dùng dao đồng hình tam giác chấm nước sáp, vẽ các đồ án đẹp đẽ và sinh động lên tấm vải trắng dệt bằng tay một cách công phu, tiếp theo để vải trắng vào bể nhuộm màu xanh da trời, nhuộm thành màu xanh da trời hoặc màu xanh da trời nhạt, cuối cùng để vải vào nồi, làm cho khối sáp rời khỏi vải. Sau khi lấy ra vải, rửa vải vài lần trong nước sông và phơi khô. Trải qua một loạt công đoạn như trên, mới có vải được nhuộm bằng sáp đậm đà đặc sắc dân tộc Bu-y.

1  2