Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-28 13:57:23    
thành phố Lưu Dương, xứ xở pháo hoa của tỉnh Hồ Nam TQ

cri

Năm 1915, tại cuộc triển lãm Vạn Quốc tổ chức ở Pa Na Ma, tác phẩm đoạt được huy chương vàng chính là tấm bình phong khắc đá Hoa Cúc của lão nghệ nhân Lưu Dương Đới Thanh Thăng. Tại Lưu Dương, chúng tôi đã nhìn thấy một tác phẩm khắc đá lớn nhất rộng 8 mét vuông, phần khắc chìm là phiến đá xanh là một con rồng xanh đang uốn lượn, trên thân rồng có mười mấy đóa hoa cúc trắng mọc tự nhiên, nhiều lớp khắc nụ hoa từ giữa nở vươn ra ngoài trông thật đẹp mắt.

Ngược dòng Lưu Dương đi lên khoảng 20 km thì sẽ tới núi Đại Vi nơi đầu nguồn của sông Lưu Dương. Núi Đại Vi là công viên rừng sâu cấp quốc gia, trong biển cả màu xanh này có hơn 2000 loài cây và hơn 50 loài động vật. Nhiệt độ bình quân năm ở đây chưa tới 12 độ, là vùng Á nhiệt đới như Hồ Nam quả là điều rất hiếm thấy.

Núi Đại Vi có khá nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều hồ nước và khe suối, thác nước Tây Lĩnh có độ chênh lệch cực lớn đang ào ào đổ xuống. Vào mùa xuân, hoa Đỗ Quyên nở rộ đầy núi, trên núi còn có một loài cây hình như rất sợ người ta cù, nên khi ta dùng tay sờ vào nó là thân cây rung lên bần bật.

Như trên đã nói, Lưu Dương còn là xứ xở của pháo hoa, pháo hoa sản xuất tại đây nổi tiếng thế giới. Do đó, viện bảo tàng pháo hoa Lưu Dương đã trở thành một đề tài tham quan của du khách khi đến Lưu Dương, vì ở đây có nhiều hiện vật tường thuật về quá trình khởi nguồn và hưng thịnh của pháo hoa Lưu Dương. Hướng viên Viên Huệ Quyên giới thiệu rằng:

" Pháo hoa Lưu Dương đã có 1400 năm lịch sử, trong viện bảo tàng chủ yếu cất giữ một số công nghệ chế tạo pháo hoa từ lúc ra đời cho đến nay. Công nghệ chế tạo này rất ít thấy ở các xưởng sản xuất pháo hoa, vì hiện nay đều sản xuất bằng máy móc. Vì vậy, chúng tôi đã thu gom lại để làm kỷ niệm về pháo hoa Lưu Dương ".

Trong viện bảo tàng có trưng bày các dụng cụ sản xuất pháo hoa dân gian của Lưu Dương trong gần 700 năm qua, có mấy ông thợ già 6-7 mươi tuổi đã biểu diễn tại hiện trường về phương pháp thủ công sản xuất pháo. Từ khâu cắt giấy, cuốn ống, nhồi thuốc, gắn si, đặt ngòi cháy v.v, thật không ngờ làm một quả pháo lại có nhiều công đoạn đến như vậy.

1  2  3