"Tứ Khố Toàn Thư" đã thu tập toàn bộ các cổ tịch quan trọng thuộc các lĩnh vực khoa học, trường phái học thuật của trước cuối thế kỷ 18, trong đó bao gồm cổ tịch kinh điển nổi tiếng Trung Quốc, như "Luận ngữ", "Xuân thu", "Sử ký", "Tư trị thông giám", "Binh pháp Tôn Tử", "Bản Thảo Cương mục"...và một số tác phẩm nổi tiếng của Nhật, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn-độ và các giao sĩ truyền đạo Châu Âu đến Trung Quốc. Do những người tham gia biên soạn lúc đó đều là những học giả nổi tiếng nên "Tứ khố toàn thư" cũng tiêu biểu cho trình độ học thuật cao nhất lúc đó.
"Tứ khố toàn thư" không những là bộ sách bách khoa toàn thư đồ sộ và quan trọng cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về khoa học, tư tưởng và văn hoá của Trung Quốc trong hơn 2 nghìn năm từ năm 221 trước công nguyên đến đời Nhà Thanh <1616—1911>, mà còn mở ra thư mục học của Trung Quốc, xác lập địa vị chủ đạo của Hán học trong văn hóa-xã hội, có giá trị văn hiến, giá trị tư liệu lịch sử, giá trị cổ vật và giá trị đầu sách không đâu có thể sách kịp.
Năm 1784 công nguyên, sau khi hoàn thành "Tứ khố toàn thư" đã chép thành 7 bộ, lần lượt được lưu trữ tại 7 nơi như Đình văn nuyên các ở Bắc Kinh, Văn nguyên các ở Viên minh viên ngoại ô Bắc Kinh, Văn tố các ở Cố cung Thẩm Dương vùng đông bắc, Văn tân các ở Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức Hà Bắc...Trong hai trăm năm về sau, "Tứ khố toàn thư" cũng cam chịu cảnh chiến loạn bể dâu với đất nước, nhiều bản bị thất lạc và thiêu hủy trong khói lửa chiến tranh. Ngày nay ở Trung Quốc chỉ còn giữ lại được 4 bộ "Tứ khố toàn thư". 1 2
|