Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-28 11:23:22    
"Tứ Khố toàn thư"-Bộ "Đại bách khoa toàn thư" cổ đại hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc

cri

Sự kế thừa và tiếp diễn của nền văn hóa Trung Quốc chủ yếu dựa vào những ghi chép bằng văn tự và văn hiến. Tập hợp các văn hiện lại với nhau và xuất bản là một cống hiến độc đáo của Dân tộc Trung Hoa đối với lịch sử văn minh thế giới. "Tứ Khố Toàn Thư" là một bộ sách có qui mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, một là một bộ sách mang tích bách khoa có qui mô lớn nhất trên thế giới.

Việc biên soạn "Tứ khố toàn thư" được bắt đầu từ năm 1773 công nguyên. Lúc đó tình hình chính trị ở Trung Quốc ổn định, kinh tế phồn thịnh, để phô bày những thành tựu này, vua Càn Long lúc đó đã quyết định biên soạn một bộ sách mang tính bách khoa chưa từng có từ trước tới nay. Vì vậy Triều đình Nhà Thanh đã thành lập "Cung Tứ khố toàn thư" phụ trách việc biên soạn "Tứ khố toàn thư" và do người con thứ 6 của vua Càn Long là Vĩnh Dung phụ trách, và do Kỷ Quân, học giả nổi tiếng nhất lúc bấy giờ làm quan tổng quản việc biên soạn.

"Tứ khố toàn thư" đã hoàn thành sau 10 năm biên soạn, gồm 4 bộ là Kinh, Sử, Tử, Tập, thuộc 44 mặt, cả thảy thu tập 3503 loại với hơn 36 nghìn cuốn, gần 2,3 triệu trang, xấp xỉ 1 tỷ chữ. Chỉ riêng số học giả tham gia và được ghi tên trong danh sách đã lên tới hơn 400 người, số người ghi chép lên tới hơn 4 nghìn.

Tứ khố toàn thư đước đóng bằng 4 màu khác nhau theo Kinh, Sử, Tử, Tập. Thì ra lúc đó người tổng quản biên soạn xem xét tới bộ sách này bao gồm từ cố chí kim, số lượng lớn, để tiện cho việc tra tìm và mỹ quan bèn dùng 4 màu xuân, hạ, thu, đông để phân biết. Do đó phần Kinh được sử dụng màu xanh, phần Sử là mầu đỏ, phần Tử là màu trắng và phần Tập là màu tro đen.

1  2