Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-20 16:19:30    
Cuộc thi tìm hiểu Quảng Tây tươi đẹp và thần kỳ - V

cri

A: Hiện nay, hồ Tương Tư không chỉ là một cảnh quan thiên nhiên, còn là một biểu tượng văn hóa của nhà trường. Hơn nửa thế kỷ nay, hồ Tương Tư đã thai nghén một số "Nhà văn hồ Tương Tư" có ảnh hưởng khá lớn trong làng văn TQ, trạm phát thanh, truyền hình của nhà trường cũng đặt tên là "hồ Tương Tư".

B: Trong nhiều cảnh đẹp bên hồ Tương tư, đáng nhắc đến nhất là đình Lãm Nguyệt, đây là "góc ngoại ngữ" nổi tiếng. Tối thứ tư hàng tuần, sinh viên của trường và các trường xung quanh đều thích đến đây, thắp nến ở xung quanh đình, ngồi hoặc đứng trao đổi với nhau bằng các ngoại ngữ, như tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều nhất là tiếng Việt, Cam-pu-chia, Lào và Thái Lan.

A: Rất tiếc là tôi đến không đúng dịp, nếu không tôi nhất định đến đó thể nghiệm không khí lãng mạn dưới ánh sáng của ngọn nến.

B: Các bạn thân mến, trong chuyến phỏng vấn lần này, tôi thấy Học viện dân tộc Quảng Tây để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho mọi người, một là phong cảnh ở đây rất đẹp, có hồ nước, cây cầu nhỏ, cây cối xanh tươi, trông như một vườn hoa tươi đẹp, hai là mang đậm mầu sắc Đông Nam Á.

A: Đúng vậy, mầu sắc Đông Nam Á này bắt nguồn từ việc Học viện dân tộc Quảng Tây dạy các thứ tiếng Đông Nam Á trong nhiều năm nay. Ngày từ năm 1964, Học viện đã mở khoa tiếng Việt và tiếng Thái Lan, năm 1965 đã mở thêm tiếng Lào, năm 2000 lại mở tiếng Cam-pu-chia.

B: Có thể nói, Học viện dân tộc Quảng Tây đã dần dần trở thành cơ sở đào tạo nhân tài ngôn ngữ Đông Nam Á. Mỗi năm có gần trăm học sinh TQ thi vào đây học bốn thứ tiếng Việt, Thái Lan, Cam-pu-chia và Lào, đồng thời cũng ngày càng có nhiều học sinh các nước Đông Nam Á coi Học viện dân tộc Quảng Tây là nơi lựa chọn đầu tiên của mình sang TQ lưu học, học các chuyên ngành Trung văn, kinh tế thương mại v,v.

A: Thầy Phùng Quang Hoả, phó phòng giao lưu quốc tế Học viện dân tộc Quảng Tây cho chúng tôi biết:

"Từ năm 1993 đến nay, trường chúng tôi cả thảy đã nhận 1200 lưu học sinh các nước A-sê-an, đồng thời cử 740 học sinh TQ đi lưu học ở các nước A-sê-an, nhà trường đã ký hiệp định trao đổi hợp tác với hơn 20 trường đại học, cao đẳng và cơ quan nghiên cứu của các nước Việt Nam, Thái Lan và Lào v,v."

B: Do quan hệ giữa Quảng Tây và các nước A-sê-an mỗi năm một gắn bó, rất nhiều học sinh ngoài khoa ngoại ngữ của trường cũng chọn các thứ tiếng Đông Nam Á làm ngoại ngữ thứ hai của mình. Năm nay nhiệt tình học ngôn ngữ A-sê-an của sinh viên Học viện Quảng Tây cao hơn trước, bởi vì, ngày 3 tháng 11, hội chợ TQ A-sê-an lần thứ nhất sẽ tổ chức tại Nam Ninh, đến lúc đó, sẽ có khoảng 20 nghìn thương gia các nước A-sê-an đến Nam Ninh và cần rất nhiều nhân tài ngôn ngữ A-sê-an. Sinh viên khoa quản lý du lịch khoá 2002 Lục Lệ Diệp nói với phóng viên, lớp bạn ấy có 23 người chọn học tiếng Cam-pu-chia.

1  2  3