Hiện nay rất nhiều phụ huynh phàn nàn, con cái quá bị động, không tự giác học tập, làm việc gì cũng phải có người giục mới làm. Nhưng họ đâu biết rằng, con cái lười biếng là do cha mẹ quá chủ động gây nên, chuyên gia tổng kết mấy điều chứng minh sự "chủ động" của cha mẹ.
Thứ nhất là bảo vệ một cách quá đáng. Do sợ con mình bị thiệt thòi, lúc nào cũng không yên tâm, nên việc gì cũng quán xuyến hết, nào là giúp con gọt bút chì, bọc sách vở, sắp xếp cặp sách, rửa chân tay, gấp chăn màn, kiểm tra bài tập v.v, con cái chỉ ngồi chờ thành quả, việc gì cũng ỷ lại vào cha mẹ, không cần phải nghĩ và cũng chẳng cần phải làm, bởi vì cha mẹ đã sắp xếp đâu vào đấy.
Thứ hai là quá quan tâm. Cha mẹ thường là gửi gắm tất cả ý nguyện và nguyện vọng của mình vào con cái, đặt con vào vị trí trung tâm trong sinh hoạt của gia đình, làm việc gì cũng chỉ vì con, nên con cái sớm muộn cũng cho mình là trên hết, cho rằng ai cũng phải tôn trọng mình, nên sản sinh tính ích kỷ.
Thứ ba là chỉ đạo quá chặt chẽ. Sợ con phạm sai lầm, dặm dò quá kỹ lưỡng, quá nặng về giáo dục: nào là lên lớp phải chú ý nghe giảng, tan học đừng đi chơi trò chơi điện tử, đừng chơi với những đứa trẻ hư hỏng, qua đường phải chú ý xe cộ. Để tránh cho con khỏi đi đường vòng, làm cha mẹ nói cho con biết những kinh nghiệm trong cuộc sống mà mình tích lũy được là đúng thôi, nhưng phải chú ý tới nhu cầu tâm lý của con trẻ, không nên cưỡng ép con phải tiếp thu.
Thứ tư là quá hạn chế, theo dõi từng ly từng tý, việc gì cũng phải vặn hỏi cho đến cùng. Để dò hỏi những điều bí mật của con, có những phụ huynh trở thành nhà thám hiểm Phoóc Man nổi tiếng của Anh, bằng mọi các để lấy được nhật ký của con, bóc thư từ, nghe trộm điện thoại, kiểm tra lời nhắn trên mạng... Trong cuộc sống bị cha mẹ giáo dục một cách quá gò ép, khiến con cái không có một không gian tự do để có thể tự phát huy một cách thoải mái, không có những mộng tưởng phong phú.
Thực ra, cha mẹ không cho phép con có chuyện gì giấu giếm cha mẹ, thì con cái lại càng giữ bí mật hơn. Thực ra cơ hội mắc sai lầm của con cái, là đã tước đoạt cơ hội để con thể nghiệm sự thành bại. Sai lầm và thất bại đều có ý nghĩa tích cực của nó, đó chính là con đường cần phải học tập, con nhỏ phải tự mình đi nếm thử những đắng, cay, ngọt, bùi của cuộc sống, mới trưởng thành một cách chín chắn. Cho dù cha mẹ có tài giỏi đến mấy đi nữa, cũng không nên giúp con giải quyết những khó khăn mà con gặp phải, nên tin tưởng và khả năng của con, tin tưởng con mình có thể tự sử lý tốt những sai sót của bản thân.
1 2
|