Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-18 09:47:31    
Môn Điền kinh (3)

cri

Ma-ra-tông: Ma-ra-tông vốn là một địa danh của Hy Lạp. Năm 490 trước Công nguyên, tại đồng bằng Ma-ra-tông, quân Hy Lạp đã đánh lùi sự xâm nhập của quân Ba-tư. Anh lính truyền lệnh Phây-đi-pi-đét chạy từ Ma-ra-tông đến thành A-ten, rồi ngã gục xuống đất chết do kiệt sức sau khi báo tin chiến thắng.

Tại Thế Vận Hội khóa đầu tiên năm 1896, Chủ tịch Cu-bai-đan đã tiếp nhận đề nghị của nhà sử học Mi-sen Brê-an về đặt môn thi lấy tên "Ma-ra-tông" nhằm kỷ niệm sự kiện lịch sử này. Cuộc thi vẫn dùng lộ trình chạy của anh Phây-đi-pi-đét, cự ly khoảng 40 ki-lô-mét. Mười mấy năm sau, cự ly môn chạy Ma-ra-tông vẫn giữ ở khoảng 40 ki-lô-mét.

Thế Vận Hội khóa 4 năm 1908 khi tổ chức tại Lơn-tơn, để tiện lợi cho các thành viên của Hoàng Gia Anh xem cuộc thi Ma-ra-tông, điểm xuất phát đặc biệt được đặt dưới sân gác của Cung Vin-xơ, điểm tới đích được đặt trong Sân vận động Ô-lim-pích, qua đo lường cư ly từ điểm xuất phát đến điểm tới đích là 26 dặm 385 thước Anh, tức 42,195 ki-lô-mét. Sau đó Liên đoàn Điền kinh Quốc tế lấy cự ly này làm cự ly tiêu chuẩn cho môn chạy Ma-ra-tông. Môn ma-ra-tông nữ triển khai muộn mằn hơn, cho đến năm 1984 mới được coi là môn thi tại Thế Vận Hội khóa 23.

Sau Thế Vận Hội khóa đầu tiên năm 1896, môn chạy Ma-ra-tông được triển khai sâu rộng tại nhiều nơi trên thế giới, từ năm 1897 tổ chức Giải Ma-ra-tông tại Bô-xtơn cho đến năm 2000, Mỹ đã đăng cai 104 khóa, trở thành Giải Ma-ra-tông có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Giải Ma-ra-tông tổ chức trên đường bộ, có thể áp dụng đường hai chiều cùng một địa điểm xuất phát và tới đích, hoặc đường một chiều khác địa điểm xuất phát và tới đích. Khi thi đấu, dọc đường phải đặt bia mốc cự ly đã chạy, và cứ 5 ki-lô-mét phải có một trạm cung ứng nước ngọt, giữa 2 trạm nước ngọt phải có một trạm nước, cung cấp nước uống hoặc nước dùng.

Trước khi thi đấu, các vận động viên phải kiểm tra sức khỏe, người hợp lệ mới được ghi tên tham gia. Do đường chạy và điều kiện thi đấu chênh lệch quá lớn, nên Liên đoàn Điền Kinh Quốc tế không đặt kỷ lục thế giới, mà chỉ công bố thành tích tốt nhất thế giới.

1  2