Thứ 7 là không biết mình phải làm gì ? Xin nêu thí dụ, chị viếc bài nghiên cứu này lúc còn trẻ lần đầu tiên được phỏng vấn, người trưởng phòng tổ chức hỏi: "cô có thể làm gì cho công ty của tôi ?" chị nói : "tôi có thể làm tất cả những việc mà công ty cần."Thế là bà trưởng phòng không cho chị làm chân trợ lý hành chính, cho chị chuyên làm công tác quản lý giấy tờ, văn kiện, lúc đó chị đã là thạc sĩ môn truyền bá học, mà lại đi làm công tác quản lý giấy tờ, văn kiện. Đây là một bài học rất sâu sắc. Vì vậy, chị em chúng ta nhất định phải biết rõ rằng mình có thể làm được việc gì và cần công việc gì .
Thứ 8 là đối với tiền lương, phúc lợi và môi trường làm việc không biết đòi hỏi mà chỉ chấp nhận.
Khi nhận người mới đến làm, người trưởng phòng tổ chức đã có dự toán rõ ràng, nhưng cũng có lúc đối với tiền lương còn có thể thương lượng. Người trưởng phòng tổ chức không vì bạn yêu cầu đãi ngộ cao mà không nhận bạn vào làm, chỉ một khi yêu cầu của bạn vượt quá dự toán của họ, thì họ đành phải khước từ, lúc đó bạn mới lại quyết định có nên tiếp nhận hay không. Nhưng không nên bỏ lỡ cơ hội nêu ra nâng cao đãi ngộ, ví dụ các mặt như: ngày nghỉ phép, phí tổn khi đi công tác, đào tạo và thời gian làm việc,v,v. Nếu như họ muốn nhận bạn vào làm, thì họ sẽ suy xét đến yêu cầu của bạn.
Thứ 9 là không biết nắm bắt cơ hội cho mình. Nếu như bạn không được giao một công việc mà bạn đã dốc hết sức mình để giành lấy, thì bạn có thể đề nghị họ cho bạn làm một dự án nhỏ. Có lẽ một dự án nhỏ không thể khiến bạn kiếm được nhiều tiền, thậm chí là làm không công, nhưng bạn đã có được cơ hội để chứng minh bản thân mình. Xin nêu thêm một ví dụ, nhiều năm về trước, chị phụ nữ là người tổng kết những kinh nghiệm nói trên rất muốn vào làm cố vấn ở một công ty lớn, nhưng cuối cùng họ đã dùng một người giàu kinh nghiệm hơn chị nhiều. Thế là chị hỏi ông giám đốc có thể để cho chị làm một dự án nhỏ, bà đã giao cho chị một việc mà bà không có thời gian để làm . Thế là chị đã hoàn thành rất xuất sắc, rốt cuộc, khi họ có một chức vụ bỏ trỗng, bà giám đốc đã ưu tiên dành cho chị này.
Thứ 10 là không tìm ra được nguyên nhân tại sao mình bị rớt. Có lúc sau khi bị khước từ một việc làm tốt, bởi vì không có cách nào gặp được người trưởng phòng tổ chức, nên không biết tại sao mình bị khước từ. Vì vậy, tốt nhất là gọi điện thoại hỏi biết được rõ nguyên nhân, lần sau bạn sẽ không phạm những sai lầm đó nữa và cũng sẽ nâng cao kỹ xảo khi phỏng vấn. 1 2 3
|