Nếu sự từng trải này đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đời hát dân ca "Hoa Nhi" của ông Nguyên, thì mối tình duyên không có kết quả giữa ông và một cô gái thời thanh niên, đã khiến ông Nguyên nẩy sinh tình cảm ghi lòng tạc dạ đối với thể loại hát "Hoa Nhi". Cho đến nay, ông Nguyên vẫn nhớ như in những gì đã từng trải. Khi kể lại sự từng trải này, ông Nguyên hình như lại trở về với mấy chục năm trước, trên nét mặt ông tỏa sáng tuổi thanh xuân, và hết sức cảm động. Ông kể rằng:
"Tôi có giọng hát rất hay và hát dân ca cũng hay, tự mình sáng tác, tự mình hát, thấy cái gì thì sáng tác cái ấy và hát luôn. Lúc đó tôi 17, 18 tuổi, khi đi qua một nơi gọi là Dương Mao Cung, tôi nhìn thấy một cô gái đang nhổ cỏ, tôi liền hát một bài dân ca 'Hoa Nhi'."
Đại ý lời ca hát rằng: Bông hoa nở trên đá, soi sáng cả nước sông; em nhổ cỏ trên đồng, em đau tay, anh đau lòng.
Cô gái cảm động trước giọng hát của ông, nên hát đối lại rằng: hoa Hoang Liên nở trên đỉnh núi, chè ngon được trồng ở Tứ Xuyên; không đi đường cái mà đi đường mòn, vì muốn nghe chị hát dân ca.
Như vậy, ông Nguyên quen biết với cô gái ấy, hai người thường xuyên hát đối dân ca "Hoa Nhi", và dần dần có cảm tình với nhau. Nhưng do cô gái ấy là con một nhà giàu có, tình yêu của hai người vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của bố mẹ cô gái. Họ không cho con mình lấy một người chồng nghèo, và đã đưa ông Nguyên vào tù.
Sau khi ra tù, ông Nguyên chưa bao giờ gặp lại cô gái. Nghe nói cô gái cũng không lấy chồng, sau đó không lâu đã qua đời vì bệnh tật. Sự từng trải này là một kỷ niệm đẹp và đau đớn, do vậy, hát dân ca "Hoa Nhi" trở thành một hình thức bày tỏ tình cảm nhằm xoa dịu nỗi đau khổ trong lòng, và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông Nguyên.
1 2 3
|