Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-30 14:32:56    
Chùa La Pu Lâng nằm ở mép phía đông cao nguyên Thanh Tạng TQ

cri

Điện Đại Kim Ngõa là một ngôi điện phật quan trọng nhất trong chùa La Pu Lâng, điện được lợp ngói bằng vàng nặng hơn 100 kg. Mới bước vào cửa điện, chúng tôi đã thấy có khá nhiểu người hành hương đang quỳ lạy trước điện. Lối quỳ lạy ở đây là một kiểu hành lễ nằm phủ phục trên mặt đất, tứ chi đều chấm đất, đây là nghi thức hành lễ kính phật cao nhất của dân tộc Tạng. Trong số những người hành hương này, chúng tôi thấy một chị mặc áo bào người Tạng, hai tay xiên các mảnh gỗ hình tròn đang thành khẩn quỳ bò quanh đại điện. Chị còn rất trẻ, đầu tết hai bím tóc dài, nét mặt vô cảm, ngũ thể lê sát đất. Đi vòng quanh điện còn có khá nhiều người sải bước nhanh thoan thoắt, theo anh Cha si Tra sua nói đây là họ đang chuyển kinh, họ đi nhanh như vậy là bởi họ phải đi vòng quanh những 3000 vòng mới thôi.

Chúng tôi tò mò cũng hòa theo dòng người đi quanh điện một vòng, mấy Lạt ma rất hữu nghị chào hỏi chúng tôi, họ tỏ ra vô cùng thoải mái, nhìn những người hành hương đang bước đi vội vã này, chúng tôi không khỏi cảm động trước tấm lòng tín ngưỡng chân thành của họ, ánh mắt trong sạch của họ khiến ta có cảm giác như lòng họ rất gần với thiên quốc. Chùa La pu lâng là học viện của các tăng lữ đeo đuổi tri thức phật học, là một thánh địa trong cách nhìn của người hành hương, đồng thời cũng là một kho báu nghệ thuật đồ sộ. Cha si Tra Sua đã giới thiệu với chúng tôi về ba nghệ thuật đặc sắc trong chùa:

"Trong chùa có ba loại tác phẩm nghệ thuật quý hiếm, đó là Bích họa, Hoa bằng bơ và Đàn thành. Trong đó Đàn Thành tương đối hiếm thấy, chỉ khi nào trong chùa có hoạt động tôn giáo mới làm, cách làm là dùng các loại cát màu đắp thành cảnh tượng thế giới cực lạc trong phật giáo. Các bích họa trong phật giáo truyền thống Tạng có khác với bích họa của dân tộc Hán, bởi nó 90% là được vẽ trên vải, sau đó mới dán lên trên tường ".

Khi chúng tôi sắp ra về thì rất may mắn được phật sống Tơ Oa Sang tiếp kiến. Phật sống có thân hình cao lớn, nước da ngăm đen, trên mình khoác áo cà sa đỏ, trông rất khỏe khoắn. Ông đã giới thiệu với chúng tôi vài nét về tình hình trong chùa. Ông nói:

"Chùa La pu lâng là đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm của nhà nước, hàng năm có nhiều du khách đến tham quan. họ rất hứng thú đối với các văn vật quý hiếm ở đây. La pu lâng hương hỏa hưng vượng, hàng năm đều tổ chức pháp hội cỡ lớn. Trong chùa có tăng lữ già, cũng có đồ đệ mới. Các sư tăng đều dành phần lớn thời gian vào việc học tập phật pháp và truyền thụ kiến thức phật học ".

Ra khỏi chùa La pu lâng, chúng tôi thấy trên đồi trước chùa có khá nhiều Lạt ma đang trải khăn bàn trên thảm cỏ, dựng ô che, hình như đang chuẩn bị dùng bữa ở ngoài trời. Người hướng dẫn nói với chúng tôi rằng, các Lạt ma này đang vui chơi sau giờ nghỉ. Trên đường trở về, chúng tôi đã gặp một nhà sư 40 tuổi, là một giáo viên trong chùa. Ông đã giới thiệu với chúng tôi về tình hình đời sống của các tăng lữ trong chùa.

"Tình hình đời sống trong chùa rất thoải mái, trong túc xá của học sinh có điện thoại và máy vi tính, học sinh có điện thoại di động, thông tin liện lạc rất tiện lợi".


1  2