Giáo sư Kim Nguyên Phố nhấn mạnh, ý nghĩa quan trọng hơn của thế vận hội nhân văn là ở chỗ, người phương tây coi phong trào Ô-lim-pích là một triết học sống, dung hoà làm một giữa văn hóa, giáo dục và thể thao, là một cách sống mà Ô-lim-pích muốn thiết lập. Trong cách sống này, thông qua phấn đấu vươn lên thể nghiệm được thú vui, sáng tạo ra một tinh thần Ô-lim-pích ưu tú, đó tức là một quan niệm mà thế vận hội nhân văn đề xướng. Giáo sư Kim Nguyên Phố nói: "Điều quan trọng hơn, sự triển khai và phát triển của thế vận hội nhân văn đối với triết học sống Ô-lim-pích có bối cảnh là sự giao lưu, dung hoà giữa văn hoá TQ và phương tây. Do đó xét đến cùng phong trào Ô-lim-pích, thế vận hội Ô-lim-pích là một hoạt động giao lưu, dung hoà giữa văn hoá TQ và phương tây. Hoạt động này là một lễ hội lớn của nhân dân thế giới vượt qua sắc tộc, vượt qua văn hoá, vượt qua đẳng cấp cũng như vượt qua khu vực. Lễ hội này đã tạo mặt bằng hiện thực tiến hành giao lưu và đối thoại giữa nền văn hoá các dân tộc trên thế giới. Thế vận hội Bắc Kinh cũng có một cơ hội như vậy, tức là một lần gặp gỡ giữa phong trào Ô-lim-pích có lịch sử lâu đời với nền văn minh Trung Hoa nguồn gốc lâu dài, là sự giao lưu giữa nền văn hoá thế giới với nền văn hoá TQ."
Giáo sư Kim Nguyên Phố nói, công tác trù bị thế vận hội Bắc Kinh đã được nhân dân cả nước TQ ủng hộ và nhiệt tình tham gia, đây là cơ sở thành công của thế vận hội. Trong khi đó, chính phủ TQ cũng ra sức tham dự, tổ chức thế vận hội với phương thức thể chế cả nước. Điều này có khác với một số nước khác. Điều tốt của nó là tập trung sức lực của toàn dân để tổ chức tốt thế vận hội. Khi thao tác cụ thể, chính phủ phải tận khả năng chiếu cố đến lợi ích các phía, nhìn về lâu dài, thể hiện đầy đủ đặc điểm lấy con người làm gốc của thế vận hội Nhân văn. Ông nói: "Trong quá trình này, tôi cảm thấy nhà nước phải thông qua phương thức nhất định, bao gồm nhiều phương thức kể cả phương thức thị trường để chiếu cố lợi ích của toàn thể nhân dân, phục vụ nhiều hơn cho nhân dân thành phố, phục vụ cho quy hoạch chung của thành phố, phục vụ cho sự phát triển lành mạnh bình ổn của Bắc Kinh sau thế vận hội."
Giáo sư Kim Nguyên Phố nói, mục tiêu mà thế vận hội muốn thực hiện là nhiều mặt: Như sự phát triển của đô thị, thể hiện toàn diện nền văn hoá, tái thiết hình ảnh quốc tế TQ văn hoá v.v, đó đều là những mục tiêu mà TQ đặc biệt theo đuổi; đồng thời, xét từ góc độ con người, tức là khiến toàn thể nhân dân thành phố Bắc Kinh, thậm chí toàn thể nhân dân TQ, có thể phát huy tốt hơn nền văn hoá dân tộc, nâng cao toàn diện tố chất văn hoá, đó mới là mục tiêu cuối cùng mà thế vận hội nhân văn mong muốn đạt được . 1 2
|