Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-10 14:12:18    
Học giả TQ giải thích quan niệm "Thế vận hội nhân văn" ở thế vận hội Bắc Kinh năm 2008

cri
Tại thế vận hội A-ten vừa kết thúc, ngoài việc thi đấu quyết liệt tranh đoạt huy chương vàng của vận động viên các nước, điều khiến mọi người khó quên còn có đêm biểu diễn mang đậm màu sắc văn hoá Hy Lạp tại lễ khai mạc và bế mạc của nước chủ nhà. Tại thế vận hội Bắc Kinh vào 4 năm tới, thể hiện nền văn hoá TQ cũng là một trong những chủ đề. Thế vận hội Bắc Kinh đã nêu ra ba quan niệm lớn là "Thế vận hội nhân văn, thế vận hội khoa học kỹ thuật và thế vận hội xanh", trong đó nội dung chính là "Thế vận hội nhân văn". Để nghiên cứu đầy đủ nội hàm và ứng dụng của "Thế vận hội nhân văn", Ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh đã đặc biệt nhờ Trường đại học nhân dân TQ mở trung tâm nghiên cứu "Thế vận hội nhân văn". Giáo sư Kim Nguyên Phố, người phụ trách trung tâm đã cho phóng viên bản Đài biết nội dung của quan niện "Thế vận hội nhân văn".

Giáo sư Kim Nguyên Phố mở đầu câu chuyện từ thế vận hội A-ten vừa kết thúc, xây dựng sân, nhà thi đấu của thế vận hội lần này, lễ khai mạc và bế mạc với phong cách khác nhau cũng như tổ chức một số thi đấu ở di chỉ cổ, đều đã thể hiện dụng tâm của nước chủ nhà Hy Lạp, tức đột phá mô thức cố định của các thế vận hội trước đây, thể hiện đầy đủ nền văn hoá lâu đời của Hy Lạp, thực sự thể hiện khẩu hiệu "Ô-lim-pích đã về nhà". Ông nói: "Thế vận hội A-ten chủ yếu thể hiện nền văn hoá Hy Lạp cổ, kết hợp hoàn mỹ giữa nền văn hóa Hy Lạp cổ và tinh thần Hy Lạp hiện đại. Nền văn minh này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người, bất kể trước đây có hiểu biết về nền văn hóa Hy Lạp hay không. Họ đã mang lại sự gợi ý rất lớn cho chúng ta, tức là làm thế nào để mấy tỉ người trên thế giới hiểu biết, hoặc tiếp cận sự huy hoàng của nền văn minh Hy Lạp cổ trong thời gian ngắn ngủi."

Giáo sư Kim Nguyên Phố nói, những người tổ chức thế vận hội A-ten đã đặt trọng điểm trình bày quan niệm thế vận hội vào việc quan tâm đối với văn hoá, điều này khiến ông cảm thấy rất gần gũi, bởi vì nó nhất trí với mục tiêu thế vận hội nhân văn do TQ nêu ra. Nội hàm thế vận hội nhân văn có nhiều tầng thứ. Trước hết nó là thế vận hội lấy người làm gốc, nó quan tâm bản thân con người và sự phát triển toàn diện của con người. Là cơ hội rất tốt để thể hiện với thế giới một TQ mới, cũng như bộ mặt nhân văn mới của người TQ. Hơn nữa, quá trình phát triển Ô-lim-pích, cũng tức là quá trình quan tâm con người, tôn trọng con người, yêu con người, nâng cao tố chất con người, mục tiêu là theo đuổi sự phát triển toàn diện của con người, cũng như sự phát triển toàn diện tố chất của toàn dân tộc.

1  2