Theo Tân hoa xã: khi anh nông dân tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc Lưu Vĩnh Hảo được các phương tiện truyền thông chủ yếu của phương tây gọi là "Nhà tỷ phú số 1 của Trung Quốc" đã làm cho không ít người nước ngoài sửng sốt trước người nông dân Trung Quốc trong bộ com lê chỉnh tề này. Mọi người hình như lại lần nữa được hiểu biết về một vùng nông thôn khác của Trung Quốc ngoài bộ phim "Cao Lương đỏ" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Chính phủ Trung Quốc công bố số liệu thống kê cho thấy năm 1978 nông thôn Trung Quốc còn có 250 triệu người chưa được giải quyết vấn đề ấm nó, trong khi đó hiện nay con số này đã giảm xuống chỉ còn 29 triệu. Trong số đông "Những người giàu có lên trước" và các nhà doanh nghiệp nổi tiếng có một bộ phận khá lớn là những nông dân có đầu óc kinh doanh, chẳng hạn như Lỗ Quán Cầu, bốn anh em học Lưu "ông vua về thức ăn gia súc"...đều là những tỷ phú ở Trung Quốc.
Các nhà sử học, kinh tế học khi bình luận về sự biến đổi khiến mọi người kinh ngạc này, nói: sự tinh túy trong lý luận Đặng Tiểu Bình là cải cách mở cửa đã chỉ đạo nông dân đích thân thay đổi số phận của mình, thay đổi lịch sử.
Trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ 20, phong trào Công xã Nhân dân ở Trung Quốc đã đưa ruộng đất và thu nhập thuộc tập thể làm cho tính tích cực sản xuất của nông dân bị kiềm hãm, sản lượng lương thực rất thấp.
Tháng 12-1978, 18 hộ nông dân ở làng Tiểu Cương Huyện Phượng Dương tỉnh An Huy đã ngấm ngầm quyết định khoán ruộng đất tới hộ gia đình, sau khi đóng thuế cho nhà nước và tập thể, phần còn lại sẽ thuộc về gia đình.
1 2
|