Nam Ninh thủ phủ khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở miền nam TQ, được người ta gọi là " Nửa thành cây xanh, nửa thành lầu" đã miêu tả về nét đặc sắc cùa thành phố này. Ở đây tập trung nhiều dân tộc thiểu số như Choang, Hán, Mèo, Dao, Động v v đã chút thêm phong cảnh dân tộc muôn màu muôn vẻ cho thành phố này.
Nam Ninh nằm trong vùng thuộc địa mạo Ca-stơ điển hình, nên nham động thiên nhiên ở đây đã thở thành một trong những phong cảnh thiên nhiên đặc sắc của thành phố này. Nham động là dần dần được hình thành bởi sự xâm thực của nước ngầm dưới lòng đất. Theo khảo cứu, hiện tượng này phải trải qua hàng triệu năm mới hình thành nham động quy mô. Tại nơi cách Nam Ninh khoảng 15 km về phía bắc có một nham động nổi tiếng, đó là Y-lĩnh-nham.
Y-lĩnh-nham trong tiếng Choang có nghĩa là "Nham động đẹp như cung điện". Động này có hình dạng như ốc biển, sâu 45 mét, diện tích hơn 20 nghìn mét vuông. Khi giới thiệu về nham động này, công trình sư địa chất Lôi Anh Hoằng nói:
" Động này gồm hai tầng, cao 33 mét, hai tầng này được hình thành vào các niên đại khác nhau. Tầng trên đã có gần một triệu năm lịch sử, còn thời gian hình thành của tầng dưới không quá 70 nghìn năm. Hiện tượng này thật hiếm thấy trong các hang động khác."
Ông Hoằng nói, do niên đại hình thành của hai tầng khác nhau quá lớn, cho nên độ bóng và màu sắc của chúng cũng có khác nhau, hang tầng trên hơi hẹp, nhũ đá màu tro sẫm. Còn hang tầng dưới thì rộng hơn , màu nhũ đá cũng tươi bóng hơn.
Y-lĩnh-nham có hơn 100 như: "Đôi sư tử đón khách"; "Đường hành lang trên không"; "Giang sơn gấm vóc" v v. Mỗi cảnh mỗi khác, đi vào trong khác nào như đến với tiên cảnh. Điều lý thú hơn là các nhũ đá này vẫn đang sinh trưởng, nếu sau này bạn có dịp đến đây, biết đâu sẽ có những biến đổi ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Dân tộc Choang là dân tộc sinh sống truyền kiếp tại Quảng-Tây, từ xưa đã có truyền thống say mê ca hát, trẻ con từ khi bập bẹ biết nói đã bắt đầu học hát. Nội dung hát đối của dân tộc Choang cũng chia làm nhiều loại khác nhau như: Hát lễ nghi, hát kính trọng người già, tình ca v v. Thậm trí khi cãi cọ nhau cũng dùng tiếng hát thay lời nói. Có thể nói bà con dân tộc Choang người nào cũng biết hát, nhà nào cũng hát và đâu đâu cũng hát sơn ca.
Ở Nam Ninh, nếu bạn muốn nghe hát sơn ca thì hãy đến các công viên, may ra sẽ được nghe thấy. Cũng có thể bạn sẽ hiểu được nội dung của bài hát, nhưng qua sự biểu hiện chân thực và tiếng hát mượt mà của hai bên, chắc chắn cũng sẽ đoán ra phần nào ý nghĩa của nó.
Nhưng nếu bạn muốm nghe sơn ca của dân tộc Choang chính cống, thì dịp tốt nhất là ngày hội ca hát dân tộc Choang vào ngày mùng 3 tháng 3 nông lịch. Mùa xuân là mùa mà ngay đến hòn đá cũng nảy mầm, cỏ cây xanh tươi, hoa nở như gấm. Ngày hội ca hát dân gian của dân tộc Choang mùng 3 tháng 3 là tổ chức vào dịp này.
Hôm đó, bà con dân tộc Choang ai nấy đều mặc quần áo ngày hội đẹp đẽ nhất đến tham gia ngày hội. Họ tụ họp lại, nơi ít nhất có khoảng mấy trăm người, nơi đông nhất có tới 10 nghìn người. Toàn bộ hoạt động bao gồm: Dựng lều vải màu và sân khấu hát đối, ném còn, múa rồng, múa phượng v v thật vô cùng náo nhiệt. Đương nhiên, hoạt động chính của ngày này là hát sơn ca. Bấy giờ các nam nữ kết thành tốp năm tốp ba, bằng tiếng hát của mình dãi bày về lịch sử, thổ lộ tình cảm, tìm kiếm người yêu.
Trong ngày này, mọi người hết lòng ca hát, họ hát về tình yêu, hát về hữu nghị, hát về thiên nhiên, cũng có khi họ hát suốt ngày. Hôm đó cũng là ngày mà các nghệ nhân dân tộc Choang thích thú nhất, họ thi thối tài năng xem ai là người biết hát sơn ca nhiều nhất. Chị Hoàng Xuân Diễm nói:
" Quê tôi có nhiều sơn ca và rất hay, có những sơn ca với chất giọng cao vút, có sơn ca trữ tình, cũng có tình ca, bài hát nhi đồng, hát chúc rượu v v . Ông bà cha mẹ tôi đều biết hát sơn ca. Tôi từ nhỏ lớn lên trong biển cả sơn ca ".
1 2
|