Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-23 16:37:04    
Sự từng trải của sinh viên tình nguyện Phùng Ngải ở miền Tây Trung Quốc

cri

Chị cũng rất chú trọng việc thông qua hình thức đến thăm gia đình để tìm hiểu tình hình gia đình học sinh, chị đã đi hầu hết gia đình các em học sinh của mình. Chị còn nhân dịp này khuyên phụ huynh định cho con cái thôi học do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên kiên trì cho các em học tiếp, nói cho họ biết sự quan trọng tiếp thu giáo dục đối với sự trưởng thành của các em, cũng như đối với gia đình và xã hội, chị đã thuyết phục được nhiều phụ huynh học sinh như thế.

Cách làm của chị Phùng Ngải cũng đã ảnh hưởng đến các giáo viên của nhà trường. Thầy giáo Mã Ngân Hổ, giáo viên trường trung học Bạch Nhai, đồng sự của chị lúc đó cho biết :

Trước sự dẫn dắt của chị, giáo viên nhà trường bắt đầu chú trọng đi thăm nhà học sinh, đến thăm bất kể gia đình học sinh giỏi hay học sinh kém, tìm hiểu tình hình của từng em học sinh ở nhà, để đặt cở sở giáo dục riêng cho từng em học sinh. Chị mang sức sống mới cho nhà trường, bù đắp nhiều khiếm khuyết về giảng dạy giáo dục của nhà trường chúng tôi.

Một năm trôi đi nhanh thật, trong năm đó, chị gầy mất 5 kg, nước da cũng bị phơi đen. Nhưng đồng thời chị thu hoạch được rất nhiều, trong lớp tốt nghiệp trung học chị dạy năm đó có 8 em thi lên đại học, cao hơn so với bất cứ khóa nào, đồng thời tỉ lệ nghỉ học cũng thấp nhất so với mọi năm. Cuộc sống của chị trong những tháng ngày ở miền Tây tuy không nhộn nhịp muôn hình nhiều vẻ như ở đô thị, nhưng chị lại có cảm giác đầy đủ chưa từng có từ trước tới nay . Chị nói:

Ở miền Tây, tôi có cảm giác được tôn trọng chưa từng có, có cảm giác được cần đến chưa từng có. Tôi cảm thụ được niềm vui và đầy đủ chưa từng có trong quá trình làm từng công việc nhỏ nhặt. Ở đây, học sinh coi tôi là cô giáo,là người bạn,là người chị cả của mình. Tôi với các em không chỉ là tình cảm giữa giáo viên với học sinh, mà thực tế tình cảm của tôi với các em và với bà con địa phương là tình cảm ruột thịt. Do đó nghĩ đến tình cảm này mà tôi cảm thấy miền Tây đã cho tôi nhiều lắm, tôi luôn có suy nghĩ lại đến miền Tây một lần nữa.

Sau khi từ khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ trở về thành phố Thượng Hải, chị Phùng Ngải tiếp tục học nghiên cứu sinh tại trường đại học Phục Đán, đồng thời chị luôn chờ đợi dịp đi phục vụ miền Tây. Tháng 6 năm 2003, chị quyết định tham gia sau khi được biết tin Ủy ban trung ương đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc và Bộ giáo dục tuyển mộ sinh viên tình nguyện đi phục vụ miền Tây. Do lần này chủ yếu là tuyển chọn sinh viên mới tốt nghiệp đại học, mà chị là nghiên cứu sinh năm thứ 2 không thuộc phạm vi tuyển chọn lần này, nhưng trước sự nỗ lực nhiều lần của chị, cuối cùng đơn tình nguyện của chị đã được phê chuẩn.

Mùa hè năm ngoái, chị Phùng Ngải lại đặt chân lên con đường núi gập ghềnh của miền Tây Trung Quốc. Lần này, chị được cử đến giảng dạy ở trường trung học Chiến Hà --- một trường trung học cấp xã của huyện Ning-lang tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc. Chị cho biết, chị hiện nay đang tận dụng dịp tình nguyện phục vụ này, để góp phần cống hiến của mình cho sự nghiệp giáo dục của miền tây Trung Quốc


1  2