Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-06-23 16:37:04    
Sự từng trải của sinh viên tình nguyện Phùng Ngải ở miền Tây Trung Quốc

cri
Phùng Ngải năm nay hơn 20 tuổi cũng như nhiều cô gái xinh đẹp khác để mái tóc dài ngang vai, nếu có khác có lẽ là nước da nhiều ánh nắng, ánh mắt của cô so với các bạn cùng tuổi kiên định và chín chắn hơn. Phùng Ngải đang theo học thạc sĩ trường đại học Phục Đán Thượng Hải --- trường đại học nổi tiếng Trung Quốc, hai lần tình nguyện đến làm giáo viên tại khu vực nghèo khó miền Tây Trung Quốc. Do có những người tình nguyện trẻ như chị Phùng Ngải tham gia, nên miền Tây Trung Quốc càng tràn đầy khí thế và sức sống.

Chị Phùng Ngải xung phong đến miền Tây phục vụ vào tháng 8 năm 2000, lúc đó chị vừa tốt nghiệp đại học. Do chị tốt nghiệp vào loại giỏi, nên được phép miễn thi lên thẳng nghiên cứu sinh, nhưng chị đã lựa chọn học muộn một năm, để tham gia đoàn nghiên cứu sinh đi giảng dạy ở miền Tây Trung Quốc.Chị nói:

Thực ra lần đầu tiên đi miền Tây,tôi nghĩ rất giản đơn, đến đó làm một công việc cụ thể. Lúc ấy mẹ tôi bảo, đi đi con, ở đó không chết đói đâu.

Chị đến huyện Tây Cát khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ miền Tây Bắc Trung Quốc, thuộc huyện nghèo cấp quốc gia. Nông dân thôn xóm địa phương bình quân thu nhập không đầy 300 nhân dân tệ một năm. Đa số các em ở đây chưa được đi đâu, có em thậm chí còn chưa đến huyện lỵ.

Chị Phùng Ngải cùng với 9 người tình nguyện nữa đến huyện này, chị được sắp xếp dạy các môn Ngữ văn, Anh văn,Địa Lý v.v... tại trường trung học Bạch Nhai huyện này. Lần đầu tiên đứng trên bục giảng, cô sinh viên trường đại học nổi tiếng Trung Quốc này thấp thỏm bất an. Chị nói, do chị không có kinh nghiệm giảng dạy, nên tiết học đầu tiên chuẩn bị giáo án 45 phút mà chỉ giảng 20 phút là hết. Nhưng rất nhanh, chị đã nắm được tiết tấu giảng bài.

Chị Phùng Ngải giảng bài rất sinh động. Chị thường chuyển những khái niệm trừu tượng chuyển thành ngôn ngữ đời sống, làm cho các em học sinh nông thôn dễ tiếp thu. Chị dùng phương thức hướng dẫn du lịch giảng địa lý cho các em, nhiều phong cảnh đẹp, hùng vĩ và tên núi non và thành phố trên thế giới khắc sâu trong trí nhớ các em một cách nhẹ nhàng thoải mái trong các cuộc du lịch. Phương thức giảng dạy linh động đã khơi dạy tính tích cực học tập tối đa của các em, các em thường giương mắt lắng nghe cô giáo Phùng Ngải giảng bài, hết giờ còn không muốn rời lớp học, yêu cầu cô giáo giảng tiếp.

Chị Phùng Ngải thấy điều kiện giảng dạy của nhà trường rất kém, một số học sinh không có sách vở, mùa đông mặc không đủ ấm, liền viết thư, gọi điện thoại mong Trường đại học Phục Đán và các giới xã hội giúp đỡ. Trước sự cố gắng của chị, giáo viên và sinh viên trường đại học và nhân sĩ xã hội đã gửi tặng các loại dụng cụ học tập và quần áo rét, một công ty điện tín đã tặng 17 bộ vi tính, cải thiện rất nhiều điều kiện giảng dạy của nhà trường.

Chị Phùng Ngải không những tìm cách giúp đỡ về vật chất cho nhà trường, mà còn mang đến những quan niệm giáo dục hiện đại, ví dụ một số cách làm như nhà trường định kỳ họp phụ huynh v.v...Chị nói :

Ở nông thôn nhiều trường học không bao giờ họp phụ huynh, sau khi tôi đến đây mới lần đầu tiên họp phụ huynh. Chúng tôi còn đưa ra một số qui định, ví dụ những thôn xóm có học sinh ở trường chúng tôi, mỗi thôn bầu một đại biểu phụ huynh, họ định kỳ đến nhà trường tìm hiểu tình hình học tập của học sinh rồi về thông báo cho phụ huynh từng học sinh biết, bởi vì học sinh của chúng tôi đều nội trú, mỗi tháng mới về nhà một lần.

1  2