Ngoài lên đồng nhà ra, San-man còn lên đồng thờ cúng các vị thần trong giới tự nhiên ở ngoài trời, tức thờ cúng các loài vật tồn tại trong thiên nhiên. Dân tộc Mãn sùng bái thiên nhiên, và tôn các loài vật trong thiên nhiên là thần. Bà Tống Hoà Bình, cán bộ nghiên cứu văn hoá Sa-man của Viện Khoa học xã hội TQ nói:
"Nguyên tắc tế thần ngoài trời là thờ cúng từng vị thần một. Nhưng Sa-man có thể mời luôn một lúc các vị thần, vị thần nào đến trước thì thờ cúng vị thần ấy. Đặc điểm lớn nhất của lễ tế thần ngoài trời là thần linh phải nhập vào thân thể Sa-man."
Thần nhập thân Sa-man có nghĩa là khi Sa-man lên đồng, ông phải mô phỏng động tác của vị thần ấy. Chẳng hạn như: thần hổ nhập thân thì Sa-man phải mô phỏng động tác vồ, bắt mồi cũng như tiếng gầm rú của con hổ; thần diều hâu nhập thân, thì phải mô phỏng động tác cất cánh bay của con diều hâu. Sau đây, mời các bạn theo dõi tiếng động khi Sa-man thờ cúng thần diều hâu.
Vị "thần" mà Sa-man thờ cúng ngoài trời có thể nói là nhiều vô kể. Trong đó một số là thần tự nhiên, như: thần mặt trời, thần mặt trăng, thần gió, thần lửa v.v, còn có thần động thực vật, như: thần hổ, thần diều hâu, thần cây, thần hoa v.v, còn có thần nông nghiệp, thần săn bắn, thần dệt vải v.v. Các vị thần linh đa hình đa vẻ như vậy đều được Sa-man thể hiện bằng các động tác điệu nhảy của giống loài ấy. Xét từ góc độ thưởng thức, Sa-man lên đồng giống như biểu diễn xiếc dân gian, nhiều động tác mô phỏng rất chân thật, sống động và đẹp mắt.
Sa-man lên đồng tế thần ngoài trời thể hiện sự kính nể đối với thiên nhiên của tổ tiên dân tộc Mãn. Họ mong thông qua việc cúng tế thần linh, cầu mong một năm gió thuận mưa hoà, không có tai hoạ giáng xuống đầu họ và quanh năm được mùa. Do tế thần ngoài trời thường tổ chức ở nơi công cộng, cho nên cả làng đều đến xem, trở thành một hoạt động lớn của dân làng. Do thần linh rất nhiều, cho nên phải có nhiều Sa-man luân phiên lên đồng, thường phải lên đồng mấy ngày mấy đêm liền. Tiếng trống của ông Sa-man vang dội suốt ngày đêm, mọi người cùng vui múa với thần linh. Có thể nói, mỗi khi ông Sa-man lên đồng cũng là ngày lễ tưng bừng của cả làng.
Hiện nay, Sa-man lên đồng đã hiếm thấy tại TQ, chỉ có những làng ở nơi xa xôi hẻo lánh tận miền đông bắc, đến ngày tết truyền thống mới nhìn thấy Sa-man lên đồng. Trong lịch sử lâu đời, Sa-man lên đồng đã ảnh hưởng sâu xa tới sự phát triển của dân tộc Mãn. Bà Tống Hoà Bình, cán bộ nghiên cứu văn hoá Sa-man của Viện Khoa học xã hội TQ nói:
Sa-man lên đồng là bách khoa toàn thư của các loại hình văn hoá truyền thống TQ. Phong tục tập quán, lao động sản xuất, văn hoá kỹ thuật của dân tộc Mãn đều bắt nguồn từ lên đồng. Ngoài ra, Sa-man lên đồng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự hình thành xã hội thị tộc Mãn. 1 2
|