Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-04-06 20:08:13    
Vén lên bức màn huyền bí của ông đồng Sa-man lên đồng

cri
Dân tộc Mãn là một trong những dân tộc thiểu số TQ. Dân tộc Mãn tập trung sinh sống ở miền đông bắc TQ, khi thờ cúng tổ tiên, dân tộc Mãn thường tổ chức những hoạt động rất long trọng, trong đó có một hoạt động quan trọng là mời Sa-man lên đồng. Sa-man tức là ông đồng, người chuyên theo nghề thờ cúng, Sa-man lên đồng là một hoạt đồng mang đậm màu sắc huyền bí.

Sa-man lên đồng là một hoạt động thờ cúng mang màu sắc tôn giáo nguyên thủy và huyền bí. Lúc thờ cúng, thường do Sa-man vưà khấn, vừa nhảy múa, có khi còn có những động tác biểu diễn kỹ xảo đặc biệt khó như phun lửa, khoan băng đá, dẫm lên lưỡi dao v.v.

Lời khấn của Sa-man chủ yếu kể lể câu truyện tổ tiên trải qua biết bao gian nan, cuối cùng mới thành lập nên một bộ tộc. Lên đồng như vậy chủ yếu là thờ cúng tổ tiên dòng họ nhà mình, người tham gia phần lớn là thành viên cùng một gia tộc, cho nên còn gọi là lên đồng nhà.

Người dân tộc Mãn có tập tục thờ cúng tổ tiên. Trên vách phiá tây trong nhà người Mãn thường treo một tấm gỗ, trên đó ghi tên tổ tiên, gọi là tấm biển thần tổ. Nơi lên đồng nhà là nơi đặt tấm biển thần ở bức tường phía tây, cho nên cũng gọi là "lên đồng tường tây". Khi Sa-man lên đồng cúng tế, ngoài thờ cúng tổ tiên có tên có họ ra, còn phải thờ cúng một vị thần chuyên cai quản việc sinh nở, tiếng Mãn gọi là "Phật-đô-ma-ma". Bà Tống Hoà Bình, cán bộ nghiên cứu văn hoá Sa-man của Viện Khoa học xã hội TQ miêu tả về "Phật-đô-ma-ma":

"Phật-đô-ma-ma" là một cái túi vải màu vàng, trong đó đựng dây con cháu, treo trên góc tây bắc ở bức tường phiá tây. Còn có cành liễu, treo trên góc đông nam. "Phật-đô-ma-ma" có nghĩa là bà cây liễu. Bắt đầu từ xã hội mẫu hệ, dân tộc Mãn đã biết thờ cúng cành liễu. Bắt đầu từ xã hội mẫu hệ, người Mãn đã thờ cành liễu, nên cành liễu đã trở thành thần gia tộc của dân tộc Mãn.

Dân tộc Mãn lên đồng nhà chủ yếu nhằm bày tỏ hai ý muốn, một là tỏ lòng tôn kính tổ tiên và tạ ơn công ơn nuôi dưỡng của tổ tiên; hai là cầu "Phật-đô-ma-ma" cho nhiều con nhiều phúc, đời sống an khang, có con cháu nối truyền. Theo truyền thuyết, dây con cháu trong túi "Phật-đô-ma-ma" là một sợi dây gai, trên đó ghi rõ tình hình sinh nở của cả gia tộc này. Nếu trong nhà có thêm cháu trai thì thắt một cái nút trên dây, sinh một cháu gái thì buộc một mảnh vải đỏ trên dây gai. Chỉ cần đếm có bao nhiêu nút và mảnh vải đỏ thì có thể biết ngay gia tộc này gồm có bao nhiêu trai gái.

1  2