"Ý nghĩa quan trọng của nó là làm sống lại những thứ đã không lưu truyền nữa, khiến cho những thể loại văn hoá này tiếp tục được kế thừa thông qua khai thác, chỉnh lý và khích lệ các nghệ nhân văn hóa điạ phương".
Mặc dù Chính phủ và nhân sĩ các giới ở TQ đã nỗ lực rất lớn trong việc bảo tồn, khai thác di sản văn hóa phi vật thể, nhưng do phần lớn những di sản này là nằm trong dân gian, thậm chí có cái là hoàn toàn dựa vào sự trường thọ của một số nghệ nhân, rất dễ bị thất truyền, bởi vậy việc bảo tồn gặp khó khăn rất lớn. Về việc này các ủy viên nêu rõ nhiệm vụ bức xúc hiện nay là cần phải tăng cường việc bảo vệ, bảo tồn, khiến cơ chế này trở thành thường xuyên hóa, chế độ hóa và pháp chế hoá, giải quyết căn bản việc này.
Ông Lam Chí Long, dân tộc Xá, ủy viên Chính hiệp đến từ tỉnh Chiết Giang nêu kiến nghị rằng:
"Mong Chính phủ kiện toàn các qui chế về bảo tồn văn hóa dân tộc, khiến cho rất nhiều hình thức văn hoá phi vật thể vốn có như phương thức sinh hoạt, phong tục, tập quán, v.v được bảo tồn một cách tốt hơn".
Bà Dương Nhất Bôn-ủy viên Chính hiệp cho rằng : chỉ dựa vào sự đầu tư của Chính quyền địa phương cho việc bảo tồn là không đủ, bà kiến nghị thành lập Qũi bảo tồn di sản văn hoá Toàn Quốc.
Ủy viên Vương Tứ Đại đã nêu quan điểm của mình về làm thế nào để bảo tồn và kế thừa di sản văn hóa phi vật thể một cách khoa học. Ông nói:
"Muốn để cho các di sản phi vật thể điển tịch hoá và văn bản hoá thì không nên phương hại tới sự tồn tại sinh động của nó trong khi thu tập và chỉnh lý. Cần phải làm từ đời này sang đời khác, những thứ cần ghi âm thì ghi âm, cần ghi hình thì ghi hình, chứ không chỉ miêu tả bằng văn tự, như vậy mới có thể để cho người đời sau có cơ hội học tập".
Ngoài ra, các ủy viên Chính hiệp còn mong động viên mọi lực lượng từ chính quyền đến dân gian và cộng đồng quốc tế để hình thành một sức mạnh tổng hợp, như vậy công tác bảo tồn mới có thể được tiếp tục.
Các ủy viên Chính hiệp còn nhấn mạnh tính cấp bách của việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, cho rằng di sản văn hóa phi vật thể bị mai một và biến mất trong từng phút, từng giây. Sớm một ngày thực thi và tăng thêm đầu tư thì việc bảo tồn sẽ cho hiệu quả tốt. Bà Dương Nhất Bôn nói:
"Nếu như bây giờ đầu tư một đồng thì rất có thể sẽ cho hiệu quả hàng trăm đồng, hàng nghìn đồng, thậm chí hàng chục nghìn đồng, giá trị của nó là vô cùng to lớn. Thời gian không chờ người, việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể là không cho phép trì trệ".
1 2