Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-15 19:37:47    
Các ủy viên Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị Nhân dân TQ kêu gọi tăng cường bảo tồn "Nền di sản văn hóa phi vật thể"

cri
Di sản văn hóa phi vật thể là chỉ nền văn hóa nghệ thuật dân gian được lưu truyền qua các hình thức truyền khẩu và hình thể. Chẳng hạn như những đoạn ca du dương, những câu chuyện truyền kỳ, những kỹ nghệ tuyệt vời về: điêu khắc, cắt giấy, thêu thùa ... được truyền khẩu từ đời này sang đời khác. Những năm gần đây TQ đã tăng cường bảo vệ nền văn hoá dân gian, nhưng do đặc điểm lưu truyền độc đáo của nó nên có một số thể loại văn hoá phi vật thể đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Chính vì vậy mà tại kỳ họp thứ 2 Chính hiệp TQ khóa 10 đang diễn ra tại Bắc Kinh, đã có rất nhiều ủy viên kêu gọi cần phải tăng cường bảo vệ và cứu vớt nền di sản văn hóa phi vật thể.

Côn Khúc - một hình thức nghệ thuật ở TQ, đã có hơn 700 năm lịch sử và được mệnh danh là "Thủy tổ của nền sân khấu TQ". Năm 2001, Côn Khúc được Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là "di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của thế giới". Mặc dù đối với phần lớn người TQ mà nói cụm từ "di sản văn hóa phi vật thể" còn khá xa lạ, nhưng việc này nói lên giá trị và tầm quan trọng của của việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã được coi trọng ở TQ.

Tại kỳ họp Chính hiệp lần này, các ủy viên nêu rõ nền di sản văn hóa phi vật thể của TQ rất dồi dào, có giá trị lịch sử và nghệ thuật rất cao. Chẳng hạn như Văn hoá Đông Pa của dân tộc Na-xi tỉnh Vân Nam đã có hàng nghìn năm lịch sử, năm 2003 được công nhận là "Di sản ký ức thế giới". Văn hoá Đông Pa chủ yếu được bảo tồn trong điển tịch văn kinh với hơn 20 nghìn cuốn của đạo Đông Pa. Bà Dương Nhất Bôn-dân tộc Na-xi, ủy viên Chính hiệp, nguyên giám đốc Sở văn hóa thành phố cổ Lệ Giang tỉnh Vân Nam cho biết:

"Điển tịch Văn hóa Đông Pa là tinh túy của văn hóa dân tộc Na-xi, thể hiện bằng chữ tượng hình sống động và được mệnh danh là Bách khoa toàn thư của dân tộc Na-xi. Nội dung bao gồm: thiên văn, địa lý, xã hội, tôn giáo, lịch sử, v.v".

Châu tự trị dân tộc Tạng Qua-lô ở tỉnh Thanh Hải là nơi khởi nguồn của bản sử thi "Vua Gơ-xa" truyền khẩu của dân tộc Tạng. Ông Nua-rơ-đơ, người dân tộc Tạng, ủy viên Chính Hiệp, giám đốc Trung tâm nghiên cứu sử thi Gơ-xa nói:

"Gơ-xa là bản sử thi vĩ đại trong kho tàng văn hóa Dân tộc Trung Hoa, nội dung liên quan tới các mặt lịch sử, thành tựu, y học, phong tục tập quán, v.v của dân tộc Tạng, là bản sử thi dài nhất trên thế giới".

Di sản phi vật thể của TQ rất phong phú, trong đó có sử thi Cheng-gơ của dân tộc Mông Cổ, "12 Mu-ca-mu"-một thể loại âm nhạc đồ sộ của dân tộc Uây-ua, Hát lớn của dân tộc Động, đồ án trên trang phục của dân tộc Mèo, v.v mà mọi người quen thuộc, nhưng cũng còn không ít các hình thức nghệ thuật dân gian mà chúng ta ngày nay chưa am hiểu đầy đủ hoặc chưa được phát hiện và khai thác.

TQ luôn luôn coi trọng công các bảo tồn di sản văn hoá dân gian dân tộc. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước TQ đã tiến hành bảo tồn, khai thác, thu tập và chỉnh lý đối với bản sử thi "Vua Gơ-xa". Hiện đã xuất bản hơn 70 bộ sách và ghi âm hơn 3000 cuốn băng. Tỉnh Vân Nam cũng đã làm rất nhiều công việc bảo tồn nền di sản văn hóa dân tộc dồi dào của địa phương, chẳng hạn như phong danh hiệu cho một số nghệ nhân văn hoá dân gian và dành cho họ sự đãi ngộ nhất định, giúp các nghệ nhân cao tuổi chỉnh lý và truyền lại những tinh hoa của nền văn hoá dân gian, v.v.

1  2