Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-29 18:13:27    
Cháu lớn lên ở Bắc Kinh

cri
Bạn có biết không? Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc hàng ngày phát thanh 43 chương trình bằng 43 thứ tiếng ra toàn thế giới, mỗi một chương trình đều do đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong và ngoài nước đảm nhiệm. Từ tháng 3 năm ngoái, chương trình tiếng Lào của đài phát thanh Quốc Tế có thêm một giọng mới, đó là anh Oudom Vanthanouvong, chuyên gia Lào mới tới đài chúng tôi.

Khi anh Oudom sang Trung Quốc, vợ và hai con gái của anh vẫn ở Lào. Lúc đó, anh thường kể cho chúng tôi nghe về gia đình mình, nhất là hay nhắc đến bé Apilatsany - con gái thứ hai của anh. Anh cho chúng tôi biết, từ khi anh đến Trung Quốc và phát thanh trên làn sóng đài Quốc Tế, ngày nào cháu Apilatsany cũng dầu dực bên máy thu thanh, mỗi khi nghe thấy tên Đài bằng tiếng phổ thông Trung Quốc và tiếng Lào, là cháu xúc động hô vang : "Đây là đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc". Khi nghe thấy giọng phát thanh của bố, cháu xúc động chỉ vào chiếc đài hét lên: "Bố, Bố". Lời kể của chuyên gia làm cho mọi người chúng tôi đều thấy vui và rất mong được gặp cô bé Lào nói "Đây là đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc bằng tiếng phổ thông Trung Quốc. Cuối năm ngoái, được sự giúp đỡ của đài Quốc Tế, anh Oudom đã thu xếp, đón vợ và hai con gái đến Trung Quốc.

Vừa nhìn thấy cháu Apilatsany, chúng tôi đã tấm tắc khen "Cô bé này xinh quá".

Cô bé có dáng người mảnh khảnh, buộc tóc đuôi tóc cao lên, khuôn mặt trái xoan hồng hào trắng trẻo, đôi mắt đen huyền, giọng nói dịu dàng. Có lẽ mới tới Trung Quốc chưa biết nói tiếng Trung Quốc, nên cháu còn e thẹn, chúng tôi động viên mãi cháu mới nói lí nhí bằng tiếng Lào:

"Cháu tên là Apilatsany, tên Trung văn là Sha-ni, năm nay cháu chín tuổi. Cháu theo bố mẹ đến Trung Quốc, bố cháu làm việc tại Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc, cháu học tại trường tiểu học Tây Di Bắc Kinh. Cháu học lớp một, sáng đi học, mỗi ngày học bảy tiết, gồm các môn: toán, văn, Anh văn, âm nhạc, vi tính, viết chữ, cháu thích nhất môn viết chữ, bởi vì cô giáo khen cháu viết chữ đẹp."

Nói xong, cháu bẽn lẽn lẩn vào một góc, không chịu trả lời phỏng vấn nữa.

Cách đây không lâu, chúng tôi lại đến thăm cháu Sha-ni, thấy cháu lớn lên đôi chút, vẫn buộc tóc đuôi sam, đôi mắt vẫn long lanh tươi sáng. Cháu thấy chúng tôi, chủ động chào bằng tiếng phổ thông Trung Quốc, khiến chúng tôi hết sức kinh ngạc. Khi chúng tôi đặt vấn đề phỏng vấn riêng cháu một lần nữa, cháu nhận lời ngay.

Cháu Sha-ni đã dùng tiếng phổ thông Trung Quốc bày tỏ rõ ràng suy nghĩ của mình.

"Lúc đầu cháu không biết nói tiếng phổ thông Trung Quốc, cô giáo nói cháu nghe không hiểu, lúc đó cháu không có bạn bè, chỉ một mình ngồi vẽ tranh trong lớp, giờ đây cháu đến Trung Quốc một năm rồi, cháu có rất nhiều bạn bè, và có nhiều bạn thân. Bây giờ cháu không thích vẽ nữa, cháu thích xem tranh hoạt hình, thích cùng các bạn chơi cầu lông, đi bơi, cháu rất thích vận động."

Cháu tự hào nói với chúng tôi :

"Hiện nay, tiếng Trung Quốc cháu đứng thứ nhất, cháu giỏi nhất, mẹ cháu thứ hai, bố cháu đội xổ."

1  2