Tác giả và sự ra đời của "Truyện Thủy-Hử".
"Truyện Thủy-Hử" là bộ tiểu thuyết văn xuôi, một kiệt tác thời cổ TQ, bộ sách được ra đời đã dựa theo truyện Tống-Giang lãnh đạo nông dân khởi nghĩa vào cuối thời Bắc-Tống. Niên đại Tống-Giang khởi nghĩa vào khoảng từ năm 1119 đến năm 1121 công nguyên, đại thể hoạt động tại Hà-Bắc, Sơn-Đông, Hà-Nam, Giang-Tô, An-Huy v v.
Về tác giả "Truyện Thủy-Hử", triều nhà Minh có những ghi chép rất khác nhau, nhưng tựu chung có ba cách nói, một là do Thi-Nại-Am sáng tác từ cuối triều nhà Nguyên đến đầu nhà Minh, hai là do La-Quán-Trung người cùng thời sáng tác, ba là do Thi-Nại-Am và La-Quán-Trung cùng sáng tác. Ngoài ra, còn có một ý kiến cho rằng do Thi-Nại-Am sáng tác trước, còn La-Quán-Trung viết tiếp sau. Nhưng nhiều người trong giới học thuật cho rằng, đây là tác phẩm của Thi-Nại-Am. Thi-Nại-Am là người không ai rõ lai lịch, những năm gần đây, tại huyện Hưng-Hóa và huyện Đại-Phong tỉnh Giang-Tô đã liên tiếp phát hiện một số tài liệu liên quan đến Thi-Nại-Am, nói Thi-Nại-Am là người huyện Đại-Phong. Nhưng mọi người cho rằng chứng cứ này chưa đầy đủ, rất khó kết luận, cho nên mãi đến nay vẫn còn tranh luận.
Thành tựu văn học của "Truyện Thủy Hử".
"Truyện Thủy-Hử" ra đời vào thời kỳ đầu triều nhà Minh, đây là thời đại ấp ủ và chín muồi của truyện dài cổ điển TQ. Trải qua hơn 200 năm lưu truyền truyền miệng, thậm chí lâu hơn, đồng thời không ngừng được phong phú, bổ sung và nâng cao. Đến nay hai bộ kiệt tác văn học bất hủ "Tam quốc diễn nghĩa" và "Thủy Hử" cuối cùng do hai nhà văn vĩ đại La-Quán-Trung và Thi-Nại-Am hoàn thành. Về thể tài, Tam quốc diễn nghĩa" hoàn toàn thuộc hệ thống thuyết sử, mà phần lớn nội dung đều xoay quanh truyện lịch sử của ba nước. Gọi là "Bảy phần thực ba phần hư", nhưng trong thực tế thì phần hư cấu vẫn chiếm tỷ lệ nhiều hơn. , còn "Truyện Thủy-Hử" thì chỉ có cái bóng của sự kiện lịch sử, mà nội dung và tình tiết của nó trên cơ bản đều là hư cấu, nhưng cũng có người đã quy "Truyện Thủy-Hử" vào loại thuyết sử, kỳ thực nó có khá nhiều chỗ thuộc loại tiểu thuyết, có thể nói, sự ra đời của "Truyện Thủy-Hử" là dung hòa giữa thuyết sử và tiểu thuyết. "Tam quốc diễn nghĩa" thì viết về truyện của các bậc đế vương khanh tướng thuộc xã hội thượng lưu. Còn "Truyện Thủy-Hử" trong có viết về sự việc và nhân vật trong xã hội thượng lưu, nhưng chủ yếu viết về truyện của các anh hùng lục lâm trong xã hội thuộc tầng lớp dưới, mà trong đó phần lớn là viết về những người dân tầm thường, ít hiểu biết. Nếu đem so sánh giữa hai bộ tiểu thuyết, thì "Truyện Thủy-Hử" sát gần với cuộc sống và càng mang nặng hơi thở cuộc sống hơn. Từ "Tam quốc diễn nghĩa" đến "Truyện Thủy-Hử", có thể nói là một sự tiến bộ lớn trong lịch sử phát triển tiểu thuyết thời cổ.
Văn bản "Truyến Thủy-Hử" là phức tạp nhất, ở đây không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ giới thiệu ba văn bản thông dụng hiện nay: Một là "Truyện Thủy-Hử" gồm 100 hồi; Hai là "Toàn truyện Thủy-Hử" 120 hồi, mà bản 100 hồi có thêm hai truyện là " Trinh phạt Điền-Hổ và Vương-Khánh"; Ba là " Thủy-Hử" gồm 71 hồi, đây là bản do Kim-Thánh-Thán cắt đi nửa phần cuối, chỉ giới hạn trong phần Lương-Sơn-Bạc tụ nghĩa. Trong ba bản này thì bản 100 hồi xuất hiện sớm nhất, bản này gồm 5 bộ phận, tức Lương-Sơn-Bạc tụ nghĩa, Triều đình chiêu an, Trinh thảo giặc Liêu, Trinh thảo Phương-Lập và Kết cục bi kịch. Nếu chia bộ truyện này thành hai phần và lấy Lương-sơn-bạc tụ nghĩa làm giới hạn, thì dù là nội dung tư tưởng hay phong cách văn tự của phần trước và sau đều rất khác nhau, xét từ thành tựu văn học thì nửa phần trước cao hơn, còn nửa phần sau quá kém, qua đó có thể suy đoán phần này rất có thể do người khác viết tiếp.
1 2
|