Hình tượng Tào-Tháo.
"Tam quốc diễn nghĩa"khen chê các nhân vật lịch sử được kế thừa từ các nghệ nhân dân gian của hai triều đại Tống và Nguyên. Các nghệ nhân của hai triều đại này do bị hạn chế bởi điều kiện chủ quan và khách quan, rất khó nắm vững tài liệu lịch sử một cách tường tận như học giả và chuyên gia, thông qua nhiều năm đi sâu nghiên cứu để có sự đánh giá toàn diện và xác đáng đối với nhân vật lịch sử.
Trong lịch sử, Tào-Tháo là một nhà chính trị và quân sự có hoài bão to lớn của giai cấp địa chủ, dưới chướng có khá nhiều nhân tài ưu tú. Nhưng phẩm chất và đạo đức của Tào-Tháo có mặt xấu. Một là tàn nhẫn, thích chém giết. Hai là sính lộng quyền. Trong "Chú thích Tam quốc chí" của Bùi-Tùng-Chi có ghi chép lại một số sự tích và chuyện đồn đại để chứng tỏ Tào-Tháo là một nhân vật gian trá, tàn ác, mặc dù trong đó có pha trộn nhiều từ ngữ không đúng với thực tế, nhưng đã để lại ấn tương rất xấu cho các nhà tuồng kịch đời sau. Chính trên cơ sở này, Tào-Tháo đã được gia công thành một nhân vật gian trá, xảo quyệt, ngang ngược và tàn bạo.Nhân vật này là một nghệ thuật điển hình, có mối liên hệ nhưng cũng có sự khác biệt rất lớn so với nguyên mẫu trong lịch sử.
Hình tượng Quan-Vũ.
Trong lịch sử, Quan-Vũ là người có khá nhiều nhược điểm, có thái độ ngạo mạn đối với quan văn ; Ông hiếu thắng, không muốn nhìn thấy các quan võ khác vượt qua địa vị của mình. Đã vậy, nhưng tại sao trong "Tam quốc diễn nghĩa" lại khen ngợi Quan-Vũ với trang viết đầy nhiệt tình như vậy?
Trong lịch sử, nhược điểm của Quan-Vũ là rất rõ rệt, nhưng ông cũng có ưu điểm của mình. Sau khi Tào-Tháo bắt được Quan-Vũ, đã trăm phương nghìn kế dùng tiền bạc và chức vị để dụ dỗ, lôi kéo ông, nhưng Quan-Vũ vẫn không hề lay chuyền, mà nhanh chóng trở về với Lưu-Bị. Biểu hiện này rất phù hợp với quan niệm đạo đức của quần chúng nhân dân thời cổ, cho nên các nhà tuồng kịch của hai triều Tống- Nguyên rất khâm phục nhân vật Quan-Vũ, đã tôn vinh ông thành một nghệ thuật điển hình " Giầu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí và oai vũ không thể khuất phục". Trong 70 hồi đầu của "Tam quốc diễn nghĩa"viết về truyện quá khứ của Quan-Vũ, phần lới đều là những sáng tác truyền miệng của nghệ nhân dân gian, cho nên, độc giả cảm thấy hình tượng này rất cao thượng và hoàn mỹ. Nhưng trong 50 hồi sau của "Tam quốc diễn nghĩ" viết về phần Quan-Vũ để mất Kinh-Châu, không phải bắt nguồn từ sáng tác truyền miệng trong dân gian, mà do La-Quán-Trung trực tiếp cải biên theo"Tam quốc chí"của Trần-Thọ. Trong phần này đã nêu ra một số nhược điểm của nhân vật lịch sử Quan-Vũ.
Đánh giá ra sao việc miêu tả chiến tranh trong "Tam quốc diễn nghĩa"?
Sự miêu tả chiến tranh trong "Tam quốc diễn nghĩa" chủ yếu gồm mấy đặc trưng như sau: Một là, chiến tranh là sự kết hợp giữa đấu mưu và đấu sức, La-Quán-Trung thường miêu tả đấu mưu là chính, đấu sức là phụ. Nói cách khác là ông đã giành tương đối ít trang viết về sự chém giết đẫm máu trên chiến trường, mà dành tương đối nhiều trang viết về nguyên nhân và hậu quả, cũng như quá trình chuẩn bị cuộc chiến tranh. Qua đó, các chiến dịch lớn nhỏ nối tiếp nhau liên miên không ngớt, dưới ngòi bút của tác giả càng trở nên muôn hình vạn dạng, mà không trận nào giống trấn nào . Trận Xích-Bích được bắt đầu tư Gia-Cát-Lượng đến Giang-Đông, trước tiên dùng ba tấc lưỡi chiến đấu với bày nho sĩ, tiếp sau là khích Tôn-Quyền và Chu-Du, một mặt miêu tả cuộc đấu mưu giữa Tào-Tháo và Chu-Du, mặt khác xen kẽ miêu tả lục đục nội bộ giữa Chu-Du và Gia-Cát-Lượng, cho tới khi miêu tả lửa thiêu chiến thuyền, đã đẩy cuộc chiến lên cao trào rầm rộ, đoạn cuối lại viết thêm Tào-Tháo "Ba cười một khóc" trên đường chạy trốn, để lại một dư âm đầy thú vị. Trong 80 nghìn chữ miêu tả về trận Xích-Bích, thì số chữ miêu tả "Hỏa thiêu chiến thuyền" chỉ chiếm chưa tới một phầm mười. Nhưng chỉ có như vậy, tác giả mới có thể thể hiện được đầy đủ toàn bộ quá trình chiến dịch, chiến dịch đã được miêu tả tưng bừng và vô cùng sinh động.
Hai là, sự miêu tả chiến tranh trong "Tam quốc diễn nghĩa", một mặt dựa theo tài liệu lịch sử, mặt khác không bị gò bó bởi ghi chép lịch sử, đã sáng tạo ra nhiều tình tiết ly kỳ, nguy hiểm và biến hóa khôn lường. Thí dụ như "Kế không thành" trong hồi thứ 95 của "Tam quốc diễn nghĩa" không hề phù hợp với sự thật lịch sử, nó được gia công trên cơ sở truyền thuyết.
Ba là, miêu tả chiến tranh trong "Tam quốc diễn nghĩa", không chỉ đơn thuần theo đuổi tình tiết éo le, nguy hiểm, đồng thời còn chú ý khắc họa hình tượng nhân vật. Độc giả một khi đã tiếp xúc với những câu truyện chiến tranh hồi hộp trong "Tam quốc diễn nghĩa", thì đồng thời cũng đã quen thuộc với những hình tượng nhân vật rất sống động trong tiểu thuyết. 1 2
|