Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-12 12:46:21    
Gia Cát Lượng

cri

Tuy trong tài liệu lịch sử không đề cập đến việc Khổng-Minh đã làm gì trong trận đại chiến Xích-Bích, nhưng các nhà nghệ thuật lại muốn Khổng-Minh, người tượng trưng cho tài chí thông minh càng tăng thêm màu sắc chói lọi trong chiến dịch nổi tiếng này. Nên trong "Quần anh hội" của kinh kịch đã miêu tả kế hỏa công là chủ trương của Khổng-Minh và Chu-Du, hai người tuy không hẹn mà cùng lúc viết chữ "Hỏa" trên lòng bàn tay, nhưng muốn dùng kế hỏa công thì tất phải có gió đông nam thì mới có tác dụng, thế là trên vấn đề then chốt để giành phần thắng của cuộc chiến tranh này, đã đặt ra truyện Khổng-Minh mượn gió đông rất giàu sức tưởng tượng.

Trong văn học, Gia-Cát-Lượng là một nhân vật giàu màu sắc huyền thoại, không biết đã gấp bao nhiêu lần so với các nhân vật lịch sử trong thực tế.

Năm 221 công nguyên, Lưu-Bị tiến đánh Tứ-Xuyên, Gia-Cát-Lượng được bổ nhiệm làm quân sư, danh hiệu này được người đời sau ngộ nhận là chức quân sư mang tính chất tham mưu. Khi Lưu-Bị đi xa trinh chiến, Gia-cát-Lượng ở lại giữ Thành-Đô, phụ trách cung ứng lương thảo và huấn luyện quân sĩ, khiến Lưu-Bị khỏi lo ngại về hâu phương.

Năm 221 công nguyên, Lưu-Bị làm vua nước Thục-Hán và phong Gia-Cát-Lượng làm thừa tướng. Lưu Bị đã xóa bỏ phương châm liên hợp với Đông-Ngô đã ấn định trong "Long trung đối", huy động toàn bộ binh lực trong cả nước tiến đánh Đông Ngô, cuối cùng bị thất bại và sau đó không lâu thì mất. Sau khi Hậu-Chủ kế vị, mọi công việc nhà nước đều do Gia-Cát-Lượng gánh vác, Gia-Cát-Lượng đã dựa theo phương châm của "Long trung đối", từng bước xúc tiến chủ trương của mình.

Trong sử sách còn ghi chép việc sau khi Gia-Cát-Lượng trinh phục được các dân tộc thiểu số ở Vân-Nam và Quý-Châu, đã đem văn hóa của dân tộc Hán tới đây và triển khai các phương thức giáo dục tại đây. Mặt khác, nhất loạt bổ nhiệm các nhân vật đầu não của dân tộc thiểu số làm quan chức địa phương, không để quân Thục-Hán đóng chốt ở đây, nhằm mục đích mong dân tộc Hán và các dân tộc thiểu số cùng tin cậy và chung sống hòa mục với nhau. Những điều này đều phản ánh được tư tưởng chỉ đạo cơ bản về chính sách dân tộc thiểu số của Gia-Cát-Lượng là cùng chân thành đối xử với nhau, cũng có thể do điều này mà cho mãi đến nay, quảng đại dân tộc anh em ở khu vực đại tây nam vẫn có mối cảm tình sâu sắc đối với Gia-Cát-Lượng.

Sau khi củng cố hậu phương, Gia-Cát-Lượng bắt đầu kế hoạch tiến đánh miền bắc.

Thục-Hán xuất quân lên miền bắc, một khó khăn khách quan lớn nhất là quá xa hậu phương, tuyến hậu cần quá dài, lương thảo cung ứng không kịp thời, Gia-Cát-Lượng đã mấy lần do hết lương thực mà đành phải rút quân.Ông đã phát minh ra ngựa gỗ làm công cụ vận chuyển lương thực trên đường núi. Năm 234, ông lần cuối cùng đem quân đến làm ruộng ở Ngũ-trượng-nguyên (Tức huyện My, tỉnh Thiểm-tây ngày nay ), đối trận với quân Ngụy để tính kế lâu dài, nhưng hai bên cầm cự nhau mới được hơn một trăm ngày thì Gia-Cát-Lượng bị ốm nặng và mất tại đây.

Gia-Cát-Lượng từng nhiều lần đưa quân lên đánh miền bắc, ông cho rằng có thể tiêu diệt được nước Ngụy và đưa triều đình Thục-Hán rời về Lạc-Dương cố đô của Đông-Hán ư ? Với sức lực của nước Thục-Hán lúc bấy giờ thì không thể nào tiêu diệt được nước Ngụy. Ông đã từng nhiều lần bắc phạt, có thể nói là dùng chiến lược tiến công để phòng thủ. Chỉ có như vậy thì mới có thể giữ vững được nền độc lập của Thục-Hán về mặt tâm lý và chiến lược.

Gia-Cát-Lượng là người có đầu óc khoa học, ông đã từng cải tiến nỏ bắn được nhiều mũi tên, phát minh ra ngựa gỗ, một công cụ vẩn tải nhanh tiện có tác dụng rất lớn thời bấy giơ, nhưng đáng tiếc là ngày nay chúng ta không thể nào hiểu được chi tiết về cấu tạo của nó.

Xét về tư tưởng thì Gia-Cát-Lượng là người chịu sự ảnh hưởng của nho giáo và đạo giáo.Về mặt luân lý đạo đức mà nói, ông luôn mấy chúc năm không hề quên ân nghĩa của Lưu-Bị đối với mình, một lòng một dạ trung thành với Lưu-Bị. trở thành một trung thần điển hình trong lịch sử phong kiến TQ. Về mặt trị vì đất nước, thì ông dựa theo tư tưởng pháp gia, tôn sùng học thuyết của các pháp gia tiền bối như: Thân-Bất-Hại, Hàn-Phi v v. Ông thưởng phạt rõ ràng, pháp lệnh nghiêm minh, công bằng vô tư.

Là nhân vật lịch sử, Khổng-Minh là một nhà chính trị lỗi lạc, là hình tượng nghệ thuật trong tuồng kịch, Khổng-Minh tượng trưng cho tài trí thông minh, hai mặt này có sự trùng hợp, cũng có chỗ không tương ứng với nhau, nhưng không hề mâu thuẫn với nhau , Không-Minh là một nhân vật xuất sắc trong văn hóa truyền thống TQ.


1  2