Gia Cát Lượng tự Khổng Minh 181-234 là nhà chính trị lỗi lạc trong thời Tam-Quốc lịch sử TQ, khi Gia Cát Lượng bước vào chính trường mới có 27 tuổi, khi mất vào khoảng 54 tuổi.
Khổng-Minh là một nhà chính trị lỗi lạc vừa có tầm nhìn xa trông rộng, thận trọng chịu khó, lại có đầu óc khoa học và tấm lòng trung thành. Cho nên trong văn hóa truyền thống TQ, dù là nhân vật lịch sử hay hình tượng nghệ thuật, là nhà chíng trị lỗi lạc hay hình tượng tiêu biểu cho tài chí thông minh, Gia Cát Lượng đều luôn luôn được nhân dân yêu mến và kính trọng.
Gia Cát Lượng nguyên quán ở huyện Nghi-Nam tỉnh Sơn-Đông ngày nay. Sau khi cha mất, ông theo bác đến ở Kinh-Châu. Gia Cát Lượng có vóc người cao to, say mê học tập và có chí lớn .
Cuối thời Đông-Hán, quần hùng cắt cứ, chiến tranh liên miêm, nhân dân sống trong cảnh cơ cực lầm than. Đến năm 200 công nguyên, Tào-Tháo trên cơ bản đã thống nhất được phương bắc. Còn Lưu-Bị tuy là vương thất nhà Hán, nhưng lúc bấy giờ mới là quân phiệt nhỏ nên đã bị Tào-Tháo đánh bại, dẫn tàn quân chạy về Kinh-Châu. Lưu-Bị tự cho mình là vương thất nhà Hán, nên có trách nhiệm khôi phục ách thống trị của dòng họ Lưu, nhưng nay phải nương nhờ những kẻ thống trị bất tài ở Kinh-châu, nên cảm thấy trong lòng hết sức khó chịu. Giữa lúc này có người đã tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu-Bị.
Năm 207, Lưu-Bị đích thân đến Long-Trung ở phía tây Tương-Dương 20 dặm để thăm viếng Gia Cát Lượng, nhưng đến lần thứ ba mới được gặp. Người đời sau mới có lời tán tụng truyện "Ba lần đến lều tranh", coi đó là từ đồng nghĩa với "Tôn trọng kẻ sĩ, cầu hiền như khát nước".
Bấy giờ, Lưu-Bị nói với Gia Cát Lượng rằng: "Triều đình nhà Hán suy yếu, Tào-Tháo lộng quyền, bức ép nhà vua rời đến huyện Hứa. Tôi muốn làm việc nghĩa, nhưng lại liên tiếp bị thất bại, vậy tiên sinh có sách lược gì không ?". Gia Cát Lượng trước hết đã phân tích về tình hình lúc bấy giờ. Còn như làm thế nào để phát triển hơn nữa, Gia Cát Lượng cho rằng muốn đánh dẹp Tào-Tháo thì mặt phía đông nên từ miền bắc tỉnh Hồ-Bắc tấn công vào Hà-Nam. Phía tây đi từ Tứ-Xuyên qua Hán-Trung tấn công Quan-Trung, như vậy việc bá nghiệp có thể thành đạt, triều nhà Hán sẽ được hưng vượng. Gia Cát Lượng còn nói, để củng cố ách thống trị tại Kinh-Châu và Ích-Châu, phía đông phải liên kết với Tôn-Quyền ở Giang-Đông, cỏn phía tây phải đặt mối quan hệ tốt đẹp với bộ tộc người Khương ở phía tây bắc Ích-Châu, cũng như các dân tộc thiểu số ở phía nam Ích-Châu. Đây chính là "Long trung đối" nổi tiếng, nhưng cũng có người chủ trương gọi nó là "Thảo lư đối".
Những lời nói trong "Long trung đối" đã khiến Lưu-Bị lúc bấy giờ đang trong cảnh ngộ khó khăn và không có lối thoát như chợt hiểu ra và định rõ được phương hướng.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh "Long trung đối" là chính xác.Tầm nhìn xa thấy rộng của Gia Cát Lượng, đã đoán biết được Tào, Lưu ,Tôn sẽ hình thành ba thế lực thế chân vạc. Cũng đoán biết được Thục-Hán tất phải liên kết với Đông-Ngô, điều này cũng đã được chứng minh là chính xác. Mỗi khi Thục-Hán cắt đứt mối liên hệ với Đông-Ngô là rơi vào cảnh ngộ khốn quẫn. Còn như việc nước Thục làm tốt mối quan hệ với các dân tộc thiểu số ở phía tây bắc và phía nam, mới củng cố được ách thống trị của mình, thì lịch sử cũng đã chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Trận Xích-Bích năm 208 công nguyên, là một chiến dịch nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử TQ. Đại quân của Tào-Tháo từ Giang-Lăng thuận dòng xuôi xuống đến Xích-Bích bên bờ phía nam sông Trường-Giang thuộc huyện Phổ-Kỳ tỉnh Hồ-Bắc ngay nay, thì gặp liên quân Tôn Lưu đến từ phía đông. Trận đầu quân Tào bí thế đành phải lui về bờ bắc, đôi bên đóng quân ở hai bên bờ đối chọi nhau, bấy giờ trong quân Tào xảy ra bệnh dịch, lại bị ngã nước và không quen cuộc sống ở trên thuyền. Tào-Tháo thấy vậy ra lệnh cho móc nối chiến thuyền lại với nhau, cho đỡ bị sóng xô. Bộ tướng của Chu-Du là Hoàng-Cái kiến nghị dùng kế hỏa công, mới dẫn mười chiến thuyền chứa đầy củi và vật dẫn lửa, phía trên dùng vải che kín ngụy trang, đi sang thủy trại Tào-Tháo trá hàng. Khi thuyền đến sát thủy trại của quân Tào bèn lựa chiều gió đốt lửa, lửa bén sang các chiến thuyền và lan sang các dinh lũy của quân Tào ở trên bờ. Bấy giờ quân thủy bộ của liên quân Tôn-Lưu cùng đánh ập vào. Quân mã của Tào-Tháo tan tác, hoặc bị lửa thiêu, hoặc chết đuối, thương vong nặng nề, bị thất bại thảm hại phải bỏ chạy. Từ đó cho mãi tới khi mất vào năm 220, Tào-Tháo không còn dám đe dọa các nước miền nam nữa, nên mới hình thành cục diện ba nước thế chân vạc và trở nên ổn định.
1 2
|