Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-11 20:16:24    
Viêm đế và Hoàng đế

cri

Trong những truyền thuyết về Viêm đế, cũng tồn tại vấn đề, điểm chủ yếu là Viêm đế và Thần Nông̣ là một người hay là hai người. Vấn đề này, nhiều năm nay luôn tồn tại cách nhìn nhận khác nhau. Có người cho rằng là hai người, có người cho là một người. Người chủ trương "là hai người" cho rằng: Viêm đế và Thần Nông là hai người khác nhau, xét về thời gian hoạt động của họ, Thần Nông sớm hơn Viêm đế một chút, còn Viêm đế cùng thời với Hoàng đế. Người chủ trương "là một người" thì cho rằng: Viêm đế và Thần Nông là một người, Viêm đế tức là Thần Nông̣, Thần Nông tức là Viêm đế, tên gọi đầy đủ của họ tức là "Viêm đế Thần Nông". Nhìn từ lịch sử, người chủ trương "là hai người" xuất hiện khá sớm, người chủ trương "là một người" xuất hiện khá muộn, hiện nay hai cách nhìn nhận này cùng tồn tại.

Sự tích của Thần Nông khá nhiều, sự tích nổi bật của Thần Nông, tức là phát minh ra sản xuất nông nghiệp. Đương nhiên, nói từ mặt khoa học, sự xuất hiện của nông nghiệp, là kết quả tích lũy kinh nghiệm sản xuất của nhân dân lao động, không phải là sự phát minh sáng tạo của một người nào đó, nhưng, nói từ mặt truyền thuyết, thì Thần Nông là người phát minh ra sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc. Truyền rằng khi Thần Nông phát minh ra nông nghiệp, đã trải qua quá trình gian khổ, nếm mùi vị của hàng trăm thứ cỏ, song có thứ cỏ dại có độc, bởi vậy, trong một ngày đã "70 lần ngộ độc". Việc này tức là truyền thuyết "Thần Nông nếm trăm thứ cỏ, một ngày 70 lần ngộ độc" lưu truyền trong dân gian.

So với Thần Nông, sự tích của Viêm đế ít một chút. Theo ghi chép của sách sử, sau chiến tranh Bản Tuyền, Viêm đế thất bại, Hoàng đế đã thôn tính bộ lạc của Viêm đế, sau đó trong truyền thuyết thần thoại ngoài ghi chép một số hoạt động lẻ loi của con cháu Viêm đế ra, không còn thấy hoạt động quan trọng nào của bản thân Viêm đế.

Tuy truyện Viêm đế, Hoàng đế là truyền thuyết, nhưng lại có ảnh hưởng sâu xa trong xã hội. Lâu nay, mọi người tổ chức các lễ cúng tế quy mô khác nhau đối với Viêm đế, Hoàng đế. Ngoài thời chiến Quốc coi Hoàng đế, Viêm đế là thần linh để cúng tế ra, các triều đại như đời nhà Đường, Tống, Minh, Thanh trong lịch sử, cũng đều có hoạt động cúng tế Hoàng đế, Viêm đế, lưu truyền cho đến nay, nói về lễ cúng tế Viêm đế, hiện nay Bảo Kê Thiểm Tây, huyện Linh tỉnh Hồ Nam, huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc đều có chùa chiền thờ Viêm đế và các danh thắng cổ tích về Viêm đế, hàng năm đều tổ chức hoạt động cúng lễ.

Vì sao ảnh hưởng của Hoàng đế lại sâu xa như vậy, trong đó cố nhiên có rất nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất có hai nhân tố: một là, tuy nói rằng sự tích của Hoàng đế là truyền thuyết, nhưng có khá nhiều người tin vào truyền thuyết này, cho rằng Hoàng đế tức là thuỷ tổ của dân tộc Trung Hoa, bởi vậy, họ thành kính cúng tế Hoàng đế, cúng tế tổ tiên của mình; hai là, cũng có khá nhiều người cúng tế Hoàng đế là xuất phát từ đáy lòng về sự đồng cảm dân tộc, sự đồng cảm dân tộc này, như một đầu mối liên hệ con cháu Trung Hoa trong nước và hải ngoại, khích lệ con cháu Viêm Hoàng, phấn đấu tự cường, đoàn kết tiến lên.

Sự cúng tế của dân tộc Trung Hoa đối với Hoàng đế không chỉ kéo dài không ngớt từ xưa đến nay, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, ở trong giờ phút gian nguy của dân tộc, cũng không quên cúng tế Hoàng đế. Vào dịp tiết Thanh Minh năm 1937, quốc dân đảng và đảng cộng sản cùng tổ chức hoạt động cúng tế lăng Hoàng đế. Đặc phái viên quốc dân đảng Trung Quốc Trương Kế, Cố Chúc Đồng, chủ tịch chính phủ quốc dân Lâm Sâm đặc phái chủ tịch chính quyền tỉnh Thiểm Tây Tôn Úy Như tham gia cúng tế; đảng cộng sản Trung Quốc, chủ tịch chính quyền Xô Viết Mao Trạch Đông và tổng tư lệnh hồng quân chống Nhật của nhân dân Trung Quốc Chu Đức cử đại diện Lâm Tổ Hàm (tức Lâm Bá Cừ) tham gia cúng tế. Trong cúng tế, hai đảng đều đã đọc văn tế, trong văn tế, đảng bộ trung ương quốc dân đảng nhắc đến:"ghi nhớ công trạng của cha ông","phơi phới tinh thần dân tộc ta"; văn tế của đảng cộng sản Trung Quốc, chính quyền Xô Viết Trung Hoa do Mao Trạch Đông tự tay viết. Kết hợp với tình hình lúc đó quốc dân đảng và đảng cộng sản đoàn kết cùng chống Nhật, văn tế có đoạn viết:" các đảng các giới, đoàn kết kiên cố, bất kể quan dân, không chia giàu nghèo. Mặt trận dân tộc, phương thuốc cứu quốc, 4 trăm triệu người, kiên quyết kháng chiến, dân chủ cộng hòa, cải cách nội chính, trăm triệu một lòng, đánh tất phải thắng. Trả lại non sông ta, bảo vệ chủ quyền nước ta, vật này chí này, mãi mãi không quên."

Sau đó, từ chiến tranh chống Nhật thắng lợi cho đến sau khi thành lập Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong dịp Thanh Minh hàng năm thường tổ chức hoạt động cúng tế Hoàng đế. Nhất là những năm gần đây, thông qua cúng tế Hoàng đế, càng thể hiện tập trung tinh thần yêu cầu đoàn kết thống nhất của dân tộc Trung Hoa.

Ngày nay chúng ta nói chuyện và tổ chức hoạt động cúng tế Viêm đế, Hoàng đế, cũng là nhằm để con cháu Viêm Hoàng đi tới khối đoàn kết rộng rãi nhất, để tăng cường sức gắn bó của dân tộc, khích lệ nhiệt tình yêu nước, nêu cao nền văn hóa Trung Hoa, thực hiện sự chấn hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa ./.


1  2