Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-01-16 20:19:45    
Tiến trình chuyển giao quyền lực ở I-rắc đối mặt với nhiều thách thức

cri
Theo tin Đài chúng tôi: ngày 15, muôn vàn người hồi giáo dòng Si-ai I-rắc đã xuống đường biểu tình ở thành phố Ba-xra lớn nhất miền nam nước này, ủng hộ yêu cầu của ông Xi-xtan-ni, thủ lĩnh dòng Si-ai có ảnh hướng nhất ở I-rắc về tiến hành cuộc bầu cử trực tiếp Quốc hội quá độ của I-rắc trong tương lai. Việc những người hồi giáo dòng Si-ai chiếm trên 60 o/o dân số ở I-rắc không ngừng tổ chức các cuộc biểu tình tương tự cho thấy kế hoạch chuyển giao quyền lực cho I-rắc của Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức.

Ngày 15-11 năm ngoái, sau khi ông Brê-mơ, người đứng đầu chính quyền dân sự của Mỹ tại I-rắc và Hội đồng điều hành lâm thời I-rắc đạt được kết hoạch chuyển giao quyền lực đã lập tức vấp phải sự phê phán của ông Xi-xta-ni, thủ lĩnh hồi giáo dòng Si-ai ở I-rắc. Ông Xi-xta-ni phản đối cách bầu quốc hội quá độ gián tiếp do một số ít người chi phối, mà yêu cầu các nghị sĩ trong quốc hội quá độ phải thông qua cuộc bầu cử trực tiếp. Chủ trương này của ông Xi-xta-ni đã nhận được sự ủng hộ rộng khắp của những người hồi giáo dòng Si-ai chiếm phần lớn dân số ở I-rắc. Tại các thành phố có đông người hồi giáo dòng Si-ai sinh sống ở miền năm I-rắc đã nhiều lần bùng nổ các cuộc biểu tình qui mô, đòi Nhà cầm quyền quân chiếm đóng Mỹ sửa đổi biện pháp bầu cử.

Các nhà phân tích nhận định, thủ lĩnh hồi giáo dòng Si-ai chủ yếu là không tín nhiệm đối với Nhà cầm quyền chiếm đóng Mỹ-Anh và Hội đồng điều hành lâm thời I-rắc do Mỹ bổ nhiệm, lo lắng tiến hành bầu cử gián tiếp sẽ bị họ thao túng. Ngoài ra, nếu áp dụng biện pháp bầu trức tiếp theo đầu người thì dòng Si-ai chiếm phần lớn dân số ắt sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối.

Ngoài tranh chấp về biện pháp bầu cử ra, cuộc tranh cãi về I-rắc sẽ thi hành thể chế chính trị gì trong tương lai cũng đe dọa đến việc chuyển giao quyền lực. Người Cuộc ở miền bắc I-rắc trên thực tế đã thi hành tự trị sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 cực lực yêu cầu thi hành chế độ liên bang nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Phần lớn người I-rắc cho rằng: trong lịch sử I-rắc phần lớn là áp dụng mô hình tập quyền trung ương, nay đổi thành chế độ liên bang là thiếu cơ sở, dễ dẫn đến sự cát cứ của các phe phái và có thể bùng nổ nội chiến.

1  2