Theo đà xây dựng đập nước Tam Hiệp trên sông Trường Giang Trung Quốc, nhà cửa của hơn một triệu cư dân ven hồ đang dần dần bị ngập nước. Bắt đầu từ năm 1993, Trung Quốc thực thi công trình di dân vô cùng tốn kém để xây dựng nhà cửa ruộng vườn mới cho hơn một triệu dân di cư. Đến nay đã chục năm trời, đời sống của những người di cư Tam Hiệp giờ đây như thế nào ? Chúng ta sẽ đến một gia đình di cư bình thường để xem những thay đổi trong cuộc sống của họ.
Anh Hà Học Minh, năm nay 50 tuổi nằm mơ cũng không ngờ rằng , cuộc sống của gia đình anh sau khi dọn đi lại thay đổi nhiều như thế.
Ngồi trước ngôi nhà hai tầng rộng rãi của gia đình anh Minh , tôi với anh Minh nói chuyện tào lao với nhau .
Anh Hà Học Minh nói, nhà anh dọn đến nơi ở hiện nay vào năm 1999. Khi mới đến đây, do xa cách bạn bè hàng xóm nên anh có phần thương cảm. Nhưng cả thị trấn đều dọn đi nơi khác, Giang Tây Thượng Hải đều có hàng xóm bạn bè của anh. Hiện nay anh vẫn thường xuyên gọi điện thoại di động trò chuyện với bạn bè hàng xóm láng giềng cũ.
Nhà anh Minh có 5 người, nguyên sinh sống ở một thị trấn nhỏ miền núi thuộc địa khu Vân Dương, thành phố Trùng Khánh miền tây nam Trung Quốc. Do thị trấn này nằm sát sông Trường Giang, nên trước đây mỗi khi nước sông Trường Giang dâng lên là mảnh ruộng nhỏ của nhà anh bị ngập nước. Do ruộng đất ít ỏi không thể nuôi sống gia đình, nên gia đình chủ yếu nhờ vào thu nhập của anh Minh đi bán trứng gà, lái đò, vận chuyển bên sông Trường Giang.
Đầu thập niên 90 thế kỷ 20, chính phủ Trung Quốc quyết định xây dựng công trình thủy lợi Tam Hiệp, thị trấn nhà anh Minh đang ở nằm trong khu vực hồ nước dâng lên. Do đó bắt đầu từ đấy, nhà anh Minh và mọi người chuẩn bị chuyển đi nơi khác. Bốn năm trước, gia đình anh Hà Học Minh và hơn một trăm gia đình khác đã dọn đến thị trấn Du Khê thành phố Giang Tân cách nơi ở cũ hơn 400 km. Đây cũng là một thị trấn nằm sát sông Trường Giang, nhưng người thưa thớt đất đai rộng, địa thế cũng tương đối bằng phẳng, là nơi trồng cam nổi tiếng của Trung Quốc. Sau khi đập nước Tam Hiệp xây dựng xong, mực nước sông không ngập tới thị trấn Giang Tân. Nhưng mới dọn đến đây, gia đình anh Minh cũng phải thích ứng một thời gian mới quen được .
Nhớ lại quang cảnh khi mới dọn đến, chị Khưu Hòa Bình vợ anh Minh nói :
Khi mới bắt đầu trồng trọt, bàn tay tôi bị rộp , tôi khóc nhiều lần ,và nghĩ bụng , thực ra không nên dọn về đây , dọn về thành phố tốt bao nhiêu, không cần lao động vất vả như thế này.
Nhưng gia đình anh Minh đã nhanh chóng quen với cuộc sống mới . Anh Minh đã dùng hơn 90 nghìn nhân dân tệ tiền nhà nước đền bù xây dựng một ngôi nhà hai tầng hơn 300 mét vuông, rộng hơn ngôi nhà cũ khoảng 200 mét vuông. Nhà anh Minh trồng cam và lúa nước trên mảnh ruộng gần nửa héc ta màu mỡ do chính quyền chia cho. Dưới sự chỉ đạo của nhân viên kỹ thuật do chính quyền địa phương cử đến, bà con tỉa triết cành cam , rẫy cỏ , phun thuốc, chăn nuôi gà vịt lợn thỏ. Mỗi khi nhắc đến những cán bộ chính quyền xã thị trấn và nhân viên kỹ thuật, anh Hà Học Minh không ngớt khen ngợi :
Họ hết sức quan tâm người dân di cư chúng tôi, thường xuyên đến thăm chúng tôi, hỏi ham tình hình kinh tế của chúng tôi ra sao, chỗ ở có khá không, chăm bón vườn cam có tốt không. Tại sao họ quan tâm bà con di cư chúng tôi như vậy ? Là vì lo lắng đời sống chúng tôi xuống dốc, mong chúng tôi làm ăn khá giả. Các đồng chí ấy rất quan tâm chúng tôi, làm hết việc này đến việc khác, rất vất vả.
Chớp mắt bốn năm đã trôi qua, vợ chồng anh Minh bây giờ không muốn xa rời thị trấn Du Khê nữa . Năm 2002, được sự giúp đỡ của nhân viên kỹ thuật, anh Hà Học Minh trồng thêm hơn 400 gốc cam giống mới. Hiện nay, chỉ riêng thu nhập từ cây cam đã có hơn 20 nghìn nhân dân tệ. Mỗi khi nhìn thấy cây cam quả mọc trĩu cành, khuôn mặt anh lại rạng rỡ hẳn lên .
1 2
|