Mọi người chú ý tới việc , Mỹ khởi động tiến trình chuyển giao chính quyền sau 8 tháng trì hoãn. Ban đầu , Mỹ kiên trì việc trước tiên ấn định hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước I-rắc . Song công việc tái thiết I-rắc sau chiến tranh cất bước gian nan , tình hình an ninh tiếp tục bị xấu đi . Để vùng thoát khỏi cảnh khốn quẫn này tại I-rắc , chính phủ Bu-sơ buộc phải điều chỉnh chiến lược đối với I-rắc . Ngoài ra , sau khi cựu tổng thống I-rắc Sát-đam bị bắt , làn sóng trong và ngoài nước I-rắc lên tiếng cực lực yêu cầu quân Mỹ nhanh chóng chuyển giao chính quyền cho người I-rắc cũng buộc Mỹ phải khởi động tiến trình chuyển giao chính quyền theo đúng kế hoạch .
Các nhà phân tích cho rằng , theo tình hình thực tế của I-rắc hiện nay , tiến trình chuyển giao chính quyền sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thách thức .
Một là , tình hình an ninh I-rắc sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng tới tiến trình chuyển giao chính quyền . Tình hình an ninh của I-rắc chưa có sự thay đổi trên căn bản kể từ khi ông Sát-đam bị bắt đến nay .
Hai là , Hội đồng điều hành lâm thời I-rắc chưa nhận được sự tín nhiệm của nhân dân I-rắc, khó mà gánh vác trọng trách thành lập và xây dựng chính phủ mới .
Ba là : giữa các dân tộc, các tôn giáo và bộ tộc I-rắc có rất nhiều phe phái, mâu thuẫn gay gắt , khó mà đi đến nhất trí ý kiến trong các vấn đề liên quan tới thể chế quốc gia, chia xẻ quyền lực, địa vị của các dân tộc và các giáo phái ...
Các nhân sĩ phân tích nêu rõ , Mỹ có lợi ích chính trị và kinh tế mang tính chiến lược quan trọng tại I-rắc , Mỹ không dễ gì mà rút khỏi I-rắc . Nhân dân I-rắc còn có chặng đường khá dài mới có thể thực sự thu hồi chủ quyền nhà nước . 1 2
|