Theo “ Sử ký ” , cung điện dưới lòng đất của Lăng Tần Thủy Hoàng rất sâu , hầm mộ xây dựng đựa theo địa hình địa lý núi đồi , có sông ngòi và hồ nước , còn cho thêm thủy ngân để dòng sông chảy xiết ; trong hầm mộ tàng trữ các loại của quý , thắp đèn sáng trưng , mắc cung bắn tự động để đề phòng những kẻ đào mộ .
Cho đến nay , TQ vẫn chưa khai quật hầm mộ lăng Tần Thủy Hoàng , cho nên , người ta không thể nhìn thấy những kiến trúc và của quý trong đó . Song cách đây vài năm , các nhà khoa học thăm dò lăng Tần Thủy Hoàng bằng phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại cho biết , hầm mộ có sự phản ứng khác thường đối với thủy ngân . Điều này có nghĩa là trong đất hầm mộ có này hàm lượng thủy ngân cao hơn nhiều so với các khu vực xung quanh . Qua đó có thể thấy , những ghi chép về lăng Tần Thủy Hoàng của Tư Mã Thiên không phải chuyện cười .
Đối với lăng Tần Thủy Hoàng , một vương quốc khổng lồ dưới lòng đất , dĩ nhiên phải có một lực lượng canh giữ , vậy đội ngũ Ngự Lâm Quân ở đâu ?
Binh Mã Dõng tức là Ngự Lâm Quân của Tần Thủy Hoàng . Hầm mộ Binh Mã Dõng cách lăng Tần Thủy Hoàng 1500 mét về phía Đông . Cho đến nay , TQ đã phát hiện 4 hầm mộ Binh Mã Dõng , trong đó có một hầm chưa xây dựng xong , bởi vậy không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng . Trong ba hầm mộ Binh Mã Dõng , hầm số một có quy mô lớn nhất , chạy từ Đông sang Tây dài 210 mét , Nam Bắc rộng khoảng 60 mét , tổng diện tích khoảng 13 nghìn mét vuông , trong ba hầm mộ Binh Mã Dõng , hầm số một là hầm của Hữu Quân , thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính ; hầm mộ số hai là hầm mộ của Tả Quân với thế trận quy mô gồm có chiến xa , kỵ binh và bộ binh ; hầm mộ chưa xây dựng xong là hầm mộ dành cho Trung Quân theo dự định , hầm mộ thứ ba là Ban chỉ huy .
Hầm mộ Binh Mã Dõng đời Tần rất quy mô , cả thảy rộng 20780 mét vuông . Hiện nay chỉ khai quật được một phần , xét về tình hình xếp tượng lính và tượng ngựa sau đã khai quật cho thấy , cả ba hầm đã chôn hơn 130 chiến xa , hơn 500 ngựa gốm kéo xe , 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh , gần 8000 tượng lính kéo xe , tượng kỵ binh và bộ binh . Những tượng lính và tượng ngựa đứng oai nghiêm , xếp hàng rất trật tự . Là hình ảnh thu nhỏ nói lên quân đội lớn mạnh của đời Tần .
Những tượng lính và tượng ngựa trông giống như người thật và ngựa thật . Các tượng lính đều cao trên 1,8 mét . Chúng được làm bằng phương pháp gì ? Kết quả khai quật cho thấy , chủ yếu áp dụng cách làm kết hợp mô hình với nghệ thuật nặn tượng , lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu . Quá trình nặn tượng cụ thể như sau : trước hết làm khuôn đất , phần đầu , phần thân và chân tay làm từng phần một , bên trong trống rỗng , sau đó lắp ghép thành cá thể ; đợi đến nửa khô mới bắt đầu nặn , chạm hoặc khắc các chi tiết như : tai , mũi , mắt , mồm , tóc , trang phục v.v . Sau khi hoàn thành phải đợi đến khô hoàn toàn mới cho vào lò nung . Công nghệ làm tượng ngựa đại khái cũng như vậy .Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một , cho nên mỗi tượng một kiểu , trông rất độc đáo , đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động .
1 2 3
|