Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 16:28:30    
Vùng nội địa Tây Bắc 4:Con đường tơ lụa

cri

Hang đá là di tích văn vật nổi bật nhất trên con đường tơ lụa. Trong địa phận Trung Quốc, có các hang đá Mạc Cao Đôn Hoàng, hang đá chuà Vĩnh Tịnh Bỉnh Linh, hang đá Thiên Thủy Mạch Tích Sơn và hang đá Khơ-dư-ơ trong Bái thành thuộc địa phận Tân Cương. Trong đó, hang Mạc cao Đôn Hoàng là một trong 4 hang đá lớn nổi trội của Trung Quốc.( ba hang đá lớn khác là hang đá Vân Cương Đại Đồng, hang đá Long Môn Lạc Dương và hang đá Thiên Thủy Mạch Tích sơn Cam Túc). Hang đá Mạc Cao nằm dưới chân núi Minh Sa cách huyện lỵ Đôn Hoàng 25 Km về phía Đông Nam, từ Nam đến Bắc dài hai ki lô mét, hiện còn bảo tồn 492 hang, hơn 450 nghìn mét vuông bích họa, 2400 pho tượng phật. Cuối thế kỷ thứ 19, trong một hang đá bịt kín phát hiện rất nhiều cuốn kinh cổ đại, sách và tranh vẽ, những văn vật này hết sức có giá trị, các cán bộ làm công tác khoa học đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài, và dần dần hình thành bộ môn Đôn Hoàng Học—một môn khoa học mang tính quốc tế. Tiếc rằng rất nhiều văn vật này đã bị hỏng, không nguyên vẹn, một số văn vật quý hiếm bị nước ngoài tước đoạt.

Con đường tơ lụa xuyên qua hai châu lục Âu –Á đến sau đời nhà Đường dần dần bị lụn bại. Đó là vì, trung tâm kinh tế Trung Quốc bắt đầu chuyển xuống phía Nam, giao thông trên biển phát triển, thêm vào đó người Mông Cổ thời nhà Nguyên tiến công sang phía Tây, khiến nền kinh tế và văn hóa tại vùng Trung Á bị phá hoại lớn, con đường tơ lụa từ đó dần dần bị bỏ hoang.

Con đường tơ lụa từng huyên náo một thời đã trở thành lịch sử, con đường tơ lụa ngày nay đã có những thay đổi long trời lở đất. Cơ bản men theo tuyến đường cũ, từ Tây An, đi qua Lan Châu, đến tuyến đường ô tô và tuyến đường sắt Lan Châu—Tân Cương song song của U-rum-xi Tân Cương, nó như mối dây nối liền các thành phố nổi tiếng trên lịch sử trên dọc con đường tơ lụa. Dọc đường, ốc đảo không ngừng được mở rộng, lương thực ngoài tự cấp còn có dư thừa , những dưa quả chở đi khắp nơi. Lan Châu, tỉnh lỵ tỉnh Cam Túc trên con đường tơ lụa, là thành phố công nghiệp quan trọng, trục giao thông và trung tâm văn hóa lớn nhất tại vùng Tây Bắc Trung Quốc. Tại nơi gần thành phố Tửu Tuyền cổ kính, xây dựng nhà máy gang thép cỡ lớn quy mô nhất tại vùng Tây Bắc; mỏ kền và cơ sở luyện kền lớn nhất Trung Quốc đã mọc lên trên Kim Xương nằm sâu trong bãi sa mạc gô bi; mỏ dầu Ngọc Môn gần Ngọc Môn quan nơi giao thông xung yếu thời cổ là cơ sở sản xuất dầu mỏ sớm nhất Trung Quốc.

Phong cảnh tập quán trên sa mạc và nhiều di tích lịch sử được bảo tồn trên con đường tơ lụa đã trở thành tài nguyên du lịch phong phú. Thăm quan phong cảnh dọc tuyến đường là hạng mục du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước nhất. Tuyến đường sắt đôi từ Lan Châu đến U-rum-xi được thông xe vào năm 1996, đã tăng thêm khả năng vận chuyển của vùng Tây Bắc. Năm 1992, khai thông cầu trên bộ Á-Âu mới từ cảng Liên Vân tỉnh Giang Tô thuộc thành phố mở cửa ven biển miền đông Trung Quốc đến cảng Am-xtéc-đam Hà Lan lớn nhất thế giới ở phía Tây. Hàng hóa của khu vực châu Á-Thái bình dương chở sang châu Âu, Trung cận đông và cộng đồng các quốc gia độc lập, chở bằng đường biển đến cảng Liên Vân, rồi lên cầu trên bộ Á Âu, sau khi dọc theo hai tuyến đường sắt chính từ Lan châu –cảng Liên Vân và tuyến Lan châu – Tân Cương đến cửa núi A-la trạm biên phòng Tây Bắc Trung Quốc. Tiến vào địa phận cộng đồng các quốc gia độc lập bốc dỡ lại hàng, sau đó chia làm 5 đường chuyển giao cho các nước châu Âu, Trung Á và Tây Á. Hàng hóa của các nước châu Âu, Trung Á và Tây Á cũng có thể thông qua cầu này chở từ phía Tây sang phía Đông. Cầu đại lục Á -Âu mới đã trở thành tuyến đường vận chuyển Quốc Tế kinh tế nhất và nhanh nhất nối liền châu Á và châu Âu.


1  2