Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 16:28:30    
Vùng nội địa Tây Bắc 4:Con đường tơ lụa

cri
“Con đường tơ lụa” là chuyên chỉ con đường thương mại nổi tiếng rất sôi đông thời cổ, nó xuyên qua miền đông và hành lang Hà Tây tỉnh Cam Túc, ra khỏi Ngọc Môn quan và Dương Quan, tiến vào Tân Cương, rồi quay đến Trung Á, Tây Á và Châu Âu. Con đường này nổi tiếng bởi vì chuyên chở tơ lụa Trung Quốc, nên được mệnh danh là “con đường tơ lụa”. Trong diễn biến lịch sử lâu dài, tuyến đi của con đường tơ lụa nhiều lần thay đổi, không riêng chỉ có một tuyến đường, những mặt hàng vận chuyển cũng không chỉ có một loại hàng tơ lụa, thực ra, nó là tên gọi chung của tuyến đường giao thông trên bộ từ Trung Quốc đến các nước ở phía Tây. Là cầu nối của sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Trung Quốc với các nước phương Tây, nó chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn minh của thế giới.

Trong địa phận Trung Quốc, con đường tơ lụa được chia làm ba đọan: đoạn phía đông từ Tràng An đến Vũ Uy ở tỉnh Cam Túc, đoạn giữa là hành lang Hà Tây. Đọan phía Đông nằm trong địa phận Tân Cương. Con đường tơ lụa được mở mang vào thời Tây Hán cách đây hơn 2000 năm.

Nhà du hành lớn Trương Khiên trải qua muôn vàn gian khó, nhiều lần đi sứ ở Tây vực, cuối cùng khiến nhiều nước nhỏ ở Tây vực quy vào bản đồ của Đại Hán. Con đường thương mại này xuyên qua Á Âu thông suốt. Đến thời nhà Đường, con đường tơ lụa sầm uất hơn bao giờ hết, trong lịch sử mô tả rằng “ trên đường qua lại nhiều thương nhân, khách du lịch và sứ giả”. Sự hưng thịnh của con đường tơ lụa cũng lôi kéo nền kinh tế của vùng dọc đường phát triển, trên đường tơ lụa, nhiều thành thị sầm uất đã mọc lên, ví dụ như các thành phố Vũ Uy, Trương dịch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng vv...tại vùng hành lang Hà Tây trong địa phận tỉnh Cam Túc, đều là cảnh tượng đô thị sầm uất, dân cư đông đúc. Con đường tơ lụa đã đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Trung Quốc với các nước phương Tây. Các mặt hàng tơ lụa, ngọc, sắt và các mặt hàng thủ công, kỹ thuật tiên tiến về trồng các loại cây ăn quả như đào, hạnh vv... cũng như nuôi tằm, luyện thép, làm giấy vv...đã truyền vào phương Tây qua con đường tơ lụa; trong khi đó, các loại hàng nông nghiệp như bông, nho, cỏ linh lăng, lựu, hồ đào, vừng, dưa hấu vv... và các loại hàng kính, nhung vv... cũng từ phương Tây truyền vào Trung Quốc. Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc cũng qua con đường tơ lụa, đã có ảnh hưởng rộng rãi đối với việc phát triển văn hóa của Trung Quốc.

Con đường tơ lụa từ thời Tây Hán trong suốt hơn 1000 năm, nhân dân các dân tộc Trung Quốc và phương Tây đã tạo nên nền văn hóa sán lạn trên mảnh đất rộng lớn này. Hiện nay, vô số những văn vật lịch sử được bảo tồn trên con đường tơ lụa đã lặng lẽ ghi lại quang cảnh phồn vinh trên con đường tơ lụa năm xưa.

1  2