Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 16:28:30    
Vùng nối địa Tây Bắc 3:Ốc đảo nông nghiệp

cri
Tuy Tây Bắc Trung Quốc thuộc vùng khô hạn, quanh năm mưa it́, khí hậu khô hanh, phân bố bãi sa mạc lớn không mộc gốc cây ngọn cỏ, nhưng không phải khu vực nào cũng là hoang mạc. Tạo hóa của thiên nhiên khiến vùng Tây Bắc phân bố nhiều dải núi lớn, ví dụ như Núi Kỳ Liên trong địa phận Cam Túc, Thiên Sơn, núi Côn Luân và núi A-ơ-thai trong địa phận Tân Cương.

Địa thế của những dãy núi này cao và hiểm trở, độ cao trung bình trên 2000 mét so với mặt biển. Thân núi cao lớn là tấm bình phong thiên nhiên khổng lồ ngăn chặn luồng không khí ẩm ướt trên không, cho nên hầu như các núi cao tại vùng Tây Bắc đều là những nơi có lượng mưa tương đối khá, có vùng núi lượng mưa lên tới năm sáu trăm mi-li-mét, tương đương với lượng mưa của vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Vùng núi cao nhiệt độ thấp, bốc hơi ít, độ ẩm lớn, thích nghi cho rừng cây và các loại cỏ sinh trưởng. Cho nên, khu vực miền núi này đều có rừng cây um tùm và bãi chăn nuôi có thảm cỏ rậm rạp với nguồn nước phong phú. Mưa trên núi cao thường xuất hiện bằng hình thức mưa tuyết, tuyết trắng phủ trên đỉnh núi hằng ngàn năm hình thành sông băng lớn. Sông băng men theo thung lũng từ từ di động, đến dưới tuyến băng liền biến thành dòng sông chảy xiết. Sau khi sông chảy ra khỏi núi, dưới chân núi cao, ven sa mạc hình thành dải ốc đảo dài hằng mấy trăm ki lô mét. Dải ốc đảo ở sườn phía Bắc núi Kỳ Liên, hai dải ốc đảo tại Nam và Bắc Thiên Sơn và dải ốc đảo sườn phía Nam núi Côn Luân là những ốc đảo tương đối nổi tiếng.

Mặc dù điều kiện tự nhiên tại những nơi ngoài ốc đảo hết sức khắc nghiệt, thế nhưng trên ốc đảo dân cư đông đúc, đường xá dọc ngang, hoa thơm quả ngọt.

Nhân dân các dân tộc đời đời sinh sống tại đây, ngoài trồng lúa mì làm lương thực ra, còn cải tạo đất trồng theo tình hình địa phương, phát triển nghề làm vườn mang đậm bản sắc địa phương. Các loại dưa quả chất lượng tốt như nho không hạt, dưa ha mi thơm ngọt được trồng tại đây không những nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng trên thế giới.

Đáp xe từ Cam Túc đến Tân Cương không bao lâu thì tới Tu-lu-phan nổi tiếng về trồng nho. Tu-lu-phan là một lòng chảo, hồ Ai-dinh—thấp hơn 155 mét so với mặt biển là điểm thấp nhất trong lòng chảo, là điểm thấp thứ hai của lục địa thế giới. Lòng chảo Tu-lu-phan nằm trong nội địa, quanh năm hạn hán, lượng mưa hằng năm không tới 10 mi li mét. Mà mùa hè trời nóng như thiêu, nhiệt độ trung bình trong ngày lên tới 37 độ C. Cho nên lòng chảo Tu-lu-phan còn gọi là “châu hỏa”. Thế nhưng không ngờ rằng, chính nơi gần vùng lòng chảo có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt này lại có một ốc đảo. Nguyên nhân hình thành ốc đảo Tu-lu-phan là do băng tuyết tích tụ hằng ngàn năm trên đỉnh núi Thiên Sơn. Khi đến mùa hè, băng tuyết trắng ngần trên núi tan thành dòng chảy cuồn cuộn, mang lại sức sống dạt dào cho nơi vốn trơ trụi này.

Để tận dụng nguồn nước có hạn, giảm bớt hiện tượng nước bốc hơi, nhân dân địa phương phát minh biện pháp dẫn nước độc đáo đó là đào giếng ngầm. Giếng ngầm ở đây có nghĩa là đào mương ngầm ngay dưới bãi cát, dẫn nước băng đến vườn cây quả và các thửa ruộng. Để duy tu tiện lợi, cứ cách một đoạn lại đào một giếng dọc sâu xuống lòng đất. Hằng năm đều cho người xuống đó để cơi thông mương rạch, nạo đất bồi lên thành giếng. Cho nên khi thấy trên bãi cát gô-bi có những ụ đất xếp thành hàng thì có thể phán đoán, ở dưới nhất định là có mương ngầm dẫn nước.

1  2