Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-18 14:16:14    
Môi trường địa lý

cri

Địa hình TQ rất đa dạng, 5 loại địa hình – núi, cao nguyên, lòng chảo, đồng bằng và gò đồi được phân bố trên khắp miền đất nước và hình thành những cảnh quan thiên nhiên độc đáo. TQ là một nước có nhiều núi, các dẫy núi, cao nguyên và gò đổi chiếm khoảng 65% tổng diện tích cả nước. Các dãy núi trùng điệp, hình thành bộ xương địa hình của địa lục TQ. Các dẫy núi này tung hoành ngang dọc, tạo thành một mạng lưới, khiến các cao nguyên, đồng bằng và bồn địa trở nên muôn hình muôn dạng và to nhỏ khác nhau, hình thành các vùng địa mạo có đặc điểm riêng biệt. Chia theo chiều cao so với mặt biển, thì địa hình TQ là miền tây cao miền đông thấp, từ thấp lên cao có thể chia địa hình TQ thành 3 bậc thang. Bậc thang thứ nhất – phía bắc từ dãy Đại Hưng An, phía nam đến miền đông dẫy Thái Hành Sơn, Ô Sơn và Tuyết Phong Sơn, địa thế bằng phẳng, phần lớn là đồng bằng và gò đồi có chiều cao so với mặt biển chưa tới 500 mét. Đồng bằng Đông Bắc, Đồng bằng Hoa Bắc cùng Đồng bằng Trung và Hạ du sông Trường Giang – 3 đồng bằng lớn TQ, cùng với Gò đồi Đông Nam – một gò đồi có diện tích lớn nhất TQ đều phân bố trên bậc thang này.

Bậc thang thứ hai – nằm ở phía tây dẫy núi này, là các cao nguyên và bồn địa có chiều cao so với mặt biển từ 2000 đến 1000 mét. Cao nguyên Nội Mông, Cao nguyên Hoàng Thổ và Cao nguyên Vân Quý trong 4 cao nguyên lớn nhất TQ, cùng với 4 bồn địa lớn – Bồn địa Tứ Xuyên, Bồn địa Ta-li-mu, Bồn địa Chuân-kha-ơ và Bồn địa Sai-đa-mu, đều nằm trên bậc thang này. Bậc thang thứ ba – cao nguyên Thanh Tạng, có địa thế hiểm trở, gồm các cao nguyên bằng phẳng cao so với mặt biển trên 4000 mét và nhiều dẫy núi nhấp nhô cao so với mặt biển từ 5000 đến 6000 mét. Trong đó có phân bố hơn 10 đỉnh núi cao hơn mặt biển trên 8000 mét, Chô-mô-lung-ma – đỉnh núi chính của dẫy núi Hy-ma-la-ya nằm trên đường biên giới TQ – Nê-pan với chiều cao hơn mặt biển 8848,13 mét, là đỉnh núi cao nhất thế giới. Cao nguyên Thanh Tạng còn được gọi là “nóc nhà thế giới”.

Địa thế nghiêng do thiên nhiên tạo hóa, có lợi cho luồng không khí ẩm ướt được hình thành trên bầu trời vùng biển tiến sâu vào nội địa TQ, mà nước mưa lại hình thành các dòng sông lớn cuồn cuồn chảy ra biển, vừa nối liền giao thông giữa đất liền và ven biển, lại khiến các dòng sông hình thành mức nước chêng lệch do độ nghiêng của địa hình, nên đã tạo ra một nguồn năng lượng nước dồi dào. Để phát huy ưu thế của địa hình này, TQ đã lần lượt xây dựng nhiều nhà máy thủy điện trên các đoạn thung lũng của sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, tiếp tục khai thác các bậc thang.


1  2