Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-18 14:16:14    
Dân số và dân tộc

cri
Trung Quốc là nước với dân số nhiều nhất trên thế giới. Trung tuần tháng 2 năm 1995, tổng dân số cả nước là 1 tỷ 200 triệu, đến cuối năm 1997 là 1 tỷ 236 triệu, chiếm khoảng 22% của tổng dân số thế giới.

Trung Quốc là nước có mật độ dân số khá cao trên thế giới. Theo số liệu thống kê điều tra dân số cả nước lần thứ 4 ngày 1 tháng 7 năm 1990 cho thấy, mật độ dân số bình quân mỗi một ki-lô-mét vuông trong cả nước là 118 người, nhưng phân bố không cân bằng, dân số của vùng duyên hải miền đông khá tập trung, mỗi một ki-lô-mét vuông có 360 người; khu vực miền trung mỗi một ki-lô-mét vuông có 197 người; khu vực miền tây số dân thưa thớt, mỗi một ki-lô-mét chỉ có 13 người. Trong 1 tỷ 200 triệu người, có khoảng 1/4 số dân cư trú tại thành phố, số còn lại cư trú ở nông thôn.

Tranh : Hiện nay Trung Quốc mỗi năm dân số tăng 12 triệu, tương đương với 2 lần dân số của Hồng Kông hiện nay

Dân số Trung Quốc tăng trưởng khá nhanh. Theo tư liệu thống kê, năm 1949, Trung Quốc có 540 triệu dân, đến 1969 đã lên tới 800 triệu. Kể từ thập niên 70 trở lại đây, Trung Quốc đã thực thi chính sách nuôi dạy con theo phương pháp khoa học, và kế hoạch hoá gia đình tỷ lệ sinh đẻ từ 34.11‰ của năm 1969 giảm xuống còn 16.57‰ năm 1997; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng từ 26.08‰ giảm xuống còn 10.06‰.Tính theo tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên của năm 1970, trong hơn 20 năm kể từ khi thực thi kế hoạch hoá gia đình vào năm 1997, Trung Quốc đã giảm tăng dân số hơn 300 triệu người.

Trung Quốc là một nước thống nhất với nhiều dân tộc, tổng cộng có 56 dân tộc. Trong đó, dân tộc Hán với số dân đông nhất, chiếm khoảng 92% của tổng dân số cả nước; Dân số của 55 dân tộc còn lại chiếm khoảng 8% của tổng dân số, do họ có số dân tương đối ít, cho nên gọi là dân tộc thiểu số. Trong 55 dân tộc thiểu số, số dân vượt quá hoặc gần đến 5 triệu có dân tộc Choang, Mãn, Hồi, Di, Mèo, Uây-ua, Thổ Gia, Tạng, Mông Cổ v.v, trong đó dân số của dân tộc Choang vượt quá 15 triệu, là dân tộc có số dân nhiều nhất trong các dân tộc thiểu số. Dân tộc Môn-ba, dân tộc Ơ-luân-xuân, dân tộc Độc Long, dân tộc Tác-ta, dân tộc Hô-chê, dân tộc Cao Sơn, dân tộc Lô-ba là 7 dân tộc với dân số tương đối ít trong các dân tộc thiểu số.

Tranh : Khu vực miền đông Trung Quốc với trình độ phát triển kinh tế khá cao, dân số tập trung, mật độ dân số quá tải so với diện tích đất đai

Về sự phân bố khu vực của các dân tộc, dân tộc Hán phân bố rộng nhất, hầu như phân bố khắp các địa phương của Trung Quốc, chủ yếu tập trung cư trú tại ba lưu vực lớn là sông Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và khu vực Đông Bắc. Dân số của 55 dân tộc thiểu số tuy tương đối nhất, nhưng phạm vi phân bố của họ lại khá rộng, chủ yếu phân bố ở các nơi như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây, Ninh Hạ, cũng như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc v.v, tỉnh Vân Nam có hơn 20 dân tộc thiểu số, là tỉnh có thành phần dân tộc nhiều nhất của Trung Quốc.

Các dân tộc Trung Quốc đều là một trong những thành viên của Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa . Chính sách dân tộc của Trung Quốc là: các dân tộc có quyền bình đẳng; nhà nước đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của các dân tộc, cấm kỳ thị và áp bức một dân tộc nào, cấm hành vi phá hoại đoàn kết dân tộc, phản đối chủ nghĩa đại dân tộc và chủ nghĩa dân tộc địa phương; các dân tộc đều được tự do sử dụng và phát triển ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc mình, đều có quyền tự do giữ gìn và cải cách phong tục tập quán của dân tộc mình. Chính phủ Trung Quốc thực thi chế độ khu vực tự trị dân tộc theo hoạch định của các khu vực dân tộc, tức là dưới sự lãnh đạo thống nhất của nhà nước, lấy các địa phương tập trung cư trú của các dân tộc thiểu số làm cơ sở, xây dựng cơ quan tự trị tương ứng, thực thi quyền tự trị, nhân dân các dân tộc thiểu số tự làm chủ, quản lý công việc địa phương của dân tộc mình. Hiện nay, Trung Quốc có 5 khu tự trị cấp tỉnh, là: khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, khu tự trị Dân tộc Mông Cổ Nội Mông, khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương, khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, khu tự trị dân tộc Tạng Tây Tạng.

Đồng thời, cả nước còn thiết lập nhiều cơ quan tự trị cấp khu, cấp huyện, cấp xã.

Khu hành chính của Trung Quốc tổng cộng chia thành 4 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 3 cấp này là đơn vị hành chính cơ bản; còn khu, châu, minh, là đơn vị hành chính nằm giữa tỉnh và huyện.

1  2