Tiếng tăm của thôn Nham Động ngày một vang xa, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là có một “ông vương hát” 90 tuổi, ông biết hát mấy trăm ca khúc đại ca, và là cụ thân sinh ca sư Thanh. Tuy đã cao tuổi, nhưng cụ rất nhiệt tình hát đại ca và đào tạo ca sư. Những ca sư ở làng xung quanh đều là học sinh của cụ.
Lâu nay, ca khúc và kỹ thuật hát đại ca dân tộc Động chủ yếu lưu truyền bằng miệng thông qua các ca sư, hầu như không có chữ viết nghi lại, cộng với việc nhiều ca sư tuổi đã cao, vì vậy đại ca dân tộc Động đang đứng trước nguy cơ thất truyền.
Để thay đổi tình trạng này, trường tiểu học dân tộc thôn Nham động đã đưa đại ca vào chương trình giảng dạy, sắp xếp một giáo viên chuyên môn đảm nhiệm công việc nghi lại nhạc và lời đại ca. Một cô giáo âm nhạc của trường nói:
“Khi lên chương trình học hát, nhà trường sắp xếp một buổi học hát đại ca dân tộc Động, một buổi học bài hát trong giáo trình. Trước đây các cụ không có chữ viết để ghi lại lời và kỹ thuật hát đại ca, đến thế hệ chúng tôi đã ghi lại đại ca bằng chữ dân tộc Động.”
Những vấn đề đại ca dân tộc Động phải đối mặt, đã được chính quyền địa phương quan tâm và giúp đỡ. Tháng 8 năm nay, chính quyền huyện đã chính thức đưa thôn Nham động vào diện cơ sở bảo vệ đại ca dân tộc Động, cùng với một số đoàn thể nghệ thuật dân gian trong và ngoài nước, huyện đã đầu tư mấy chục nghìn nhân dân tệ, mời ca sư các nơi đến đây dạy trẻ em địa phương hát đại ca.
Ngoài ra, để những thanh niên yêu thích đại ca được đào tạo một cách hệ thống và chính quy, huyện còn mở hai lớp nghệ thuật dân tộc Động chuyên môn học hát đại ca trong trường. Hiệu trưởng Ngô Thế Quốc nói:
“Những học sinh này do nhà trường tổ chức giáo viên nghệ thuật xuống tận thôn làng tuyển chọn. Họ là những học sinh nắm được nghệ thuật dân tộc Động và có tư chất nghệ thuật bẩm sinh.”
Cô bé Ngô Kiêu Kiêu theo lớp nghệ thuật dân tộc Động năm nay mới 15 tuổi, cô đã học được hai năm. Cô nói:
“Điều kiện học hành ở đây rất tốt, em học các bài hát dân tộc Động, học múa các điệu múa dân tộc Động, em học được rất nhiều ở đây. Sau này em muốn thi vào trường nghệ thuật để giới thiệu đại ca dân tộc Động của huyện Lê Bình chúng em ra thế giới.”
Để đại ca dân tộc Động được bảo vệ ngày càng tốt hơn và để cả thế giới biết đến, huyện Lê Bình đang tích cực làm hồ sơ xin được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Hiện nay, công việc chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Tin rằng, với sự cố gắng của huyện Lê Bình, đại ca dân tộc Động sẽ dần trở về với cuộc sống của dân tộc Động và đi ra thế giới.
1 2
|